TÌNH HUỐNG HỎI ĐÁP THÔNG TƯ SỐ 46/2022/TT-BCA VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ (35 TÌNH HUỐNG)
Căn cứ pháp lý: Thông
tư số 46/2022/TT-BCA ngày 04/11/2022 của Bộ Công an quy định về việc kết nối,
chia sẻ và khai thác thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở
dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống thông tin khác
Tình huống 1. Phạm vi điều chỉnh của Thông tư được quy định như
thế nào?
Trả lời:
Điều 1 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an quy định về việc kết nối, chia sẻ và khai thác thông
tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ
liệu chuyên ngành và hệ thống thông tin khác quy định:
Thông tư này quy định về nguyên tắc kết nối, chia sẻ và khai thác
thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ
sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống thông tin khác; phương thức kết nối, chia
sẻ và khai thác thông tin; điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật thông
tin và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin
với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tình huống 2. Nguyên tắc kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin
giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu
chuyên ngành và hệ thống thông tin khác được quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 3 Thông tư số
46/2022/TT-BCA ngày 04/11/2022 của Bộ Công an quy định các nguyên tắc kết
nối, chia sẻ và khai thác thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với
cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống thông tin khác sau:
1. Tuân
thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; bảo đảm các quy định về
bảo mật, an ninh, an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.
Không làm ảnh hưởng đến quyền lợi và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan, không được xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,
bí mật gia đình trừ trường hợp pháp luật khác có quy định.
3. Cơ
quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm kết
nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ quan, tổ
chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được kết nối, chia sẻ, khai thác
thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm điều kiện hạ tầng
hệ thống thông tin, mô hình kết nối, cấu trúc dữ liệu, an ninh, an toàn, bảo
mật thông tin theo quy định của pháp luật.
Tình huống 3. Các cơ sở dữ liệu nào được chia sẻ cho hệ thống Cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Trả lời:
Tại khoản
1 Điều 4 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày 04/11/2022 của
Bộ Công an quy định:
1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử dùng
chung, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu
về y tế và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác chia sẻ thông tin về công dân cho hệ
thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật bảo đảm
thống nhất, đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Tình huống 4. Việc quản lý các thông tin chuyên ngành được chia sẻ
cho hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định như thế nào ?
Trả lời:
Tại
khoản 2 Điều 4 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an quy
định:
2. Các thông tin chuyên ngành gắn với công
dân (quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư) khi được các cơ quan,
tổ chức chia sẻ cho Bộ Công an thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư Bộ Công an là đầu mối tiếp nhận để khai thác, sử dụng phục vụ cho công
tác quản lý dân cư và đáp ứng yêu cầu công tác nghiệp vụ khác của Công an các
đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Tình huống 5. Phương thức kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành
và hệ thống thông tin khác được quy định như thế nào ?
Trả lời:
Tại
Điều 5 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày 04/11/2022 của
Bộ Công an thì Phương thức kết nối, chia sẻ
thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ
sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống thông tin khác được quy định cụ thể như sau:
1. Việc
kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ
liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ
thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, Hệ thống thông
tin khác được thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia,
trục liên thông văn bản quốc gia, các nền tảng kết nối, tích hợp khác theo quy
định của pháp luật.
2. Phương thức kết nối thông qua giao diện
lập trình ứng dụng.
Tình huống 6. Điều kiện kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư được quy định như thế nào ?
Trả lời:
Tại
khoản 1 Điều 6 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an quy định:
Hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ
chức kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đáp ứng các yêu cầu bảo
đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên theo quy định pháp luật về bảo
đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Tình huống 7. Việc kiểm tra, đánh giá an ninh, an toàn thông tin
được quy định như thế nào ?
Trả lời:
Tại
khoản 2 Điều 6 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an về kiểm tra, đánh giá an ninh, an toàn thông tin quy định như sau:
2.
Trước khi thực hiện kết nối hoặc sau khi thực hiện kết nối với Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư mà hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức có sự điều
chỉnh, thay đổi về thiết kế hệ thống thì phải được kiểm tra, đánh giá an ninh,
an toàn thông tin. Việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành bằng các thiết bị,
phần mềm nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân; nội dung kiểm tra, đánh giá
gồm:
a) Việc
thiết lập cấu hình bảo mật trên thiết bị hệ thống, máy chủ, ứng dụng và cơ sở
dữ liệu;
b) Phát
hiện mã độc, lỗ hổng, điểm yếu, thử nghiệm xâm nhập hệ thống đối với thiết bị
hệ thống, máy chủ và ứng dụng;
c) An
toàn thông tin cho mã nguồn ứng dụng;
d) An
ninh, an toàn phần cứng;
đ) Việc ban hành các quy định, chính sách
quản lý tài khoản, ra, vào khu vực máy chủ, quản lý mật khẩu các tài khoản quản
trị, quản lý truy cập, các văn bản thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm
của chủ thể tham gia quản lý, vận hành, cung cấp dịch vụ đối với hệ thống thông
tin.
Tình huống 8. Các hệ thống thông tin của Bộ Quốc phòng kết nối
với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định như thế nào ?
Trả lời:
Tại
khoản 3 Điều 6 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an quy định:
Đối với các hệ thống thông tin của Bộ Quốc
phòng quản lý, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách
nhiệm phối hợp, hướng dẫn đơn vị chuyên môn của Bộ Quốc phòng thực hiện việc
đánh giá, kiểm tra an ninh, an toàn thông tin theo quy định.
Tình huống 9. Trách nhiệm của Bộ Công an trong kiểm tra, đánh giá
an ninh, an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin của Bộ Quốc phòng
được quy định như thế nào ?
Trả lời:
Tại
khoản 3 Điều 6 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an quy định như sau:
Bộ Công
an có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn đơn vị chuyên môn của Bộ Quốc phòng thực
hiện việc đánh giá, kiểm tra an ninh, an toàn thông tin, bao gồm:
1. Việc
thiết lập cấu hình bảo mật trên thiết bị hệ thống, máy chủ, ứng dụng và cơ sở
dữ liệu;
2. Phát
hiện mã độc, lỗ hổng, điểm yếu, thử nghiệm xâm nhập hệ thống đối với thiết bị
hệ thống, máy chủ và ứng dụng;
3. An
toàn thông tin cho mã nguồn ứng dụng;
4. An
ninh, an toàn phần cứng;
5. Việc ban hành các quy định, chính sách
quản lý tài khoản, ra, vào khu vực máy chủ, quản lý mật khẩu các tài khoản quản
trị, quản lý truy cập, các văn bản thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm
của chủ thể tham gia quản lý, vận hành, cung cấp dịch vụ đối với hệ thống thông
tin.
Tình huống 10. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Công an trong
kiểm tra, đánh giá an ninh, an toàn thông tin của hệ thống thông tin có yêu cầu
kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
khoản 4 Điều 6 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an quy định như sau:
Cục An
ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao chủ trì, phối hợp với
Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ
Công an và đơn vị có liên quan thực hiện:
a) Kiểm tra, đánh giá an ninh, an toàn
thông tin của hệ thống thông tin có yêu cầu kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư trước khi kết nối và có văn bản xác nhận việc bảo đảm an ninh, an
toàn thông tin; trường hợp các hệ thống thông tin có yêu cầu kết nối với Cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với nền tảng định danh và xác thực
điện tử thì không phải kiểm tra, đánh giá an ninh, an toàn thông tin theo quy
định.
Tình huống 11. Công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ của các đơn vị
thuộc Bộ Công an về bảo đảm an ninh, an toàn thông tin của hệ thống thông tin
kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
khoản 4 Điều 6 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an quy định như sau:
Cục An
ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao chủ trì, phối hợp với
Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ
Công an và đơn vị có liên quan thực hiện:
Kiểm tra, đánh giá định kỳ (01 lần trong
01 năm) bảo đảm an ninh, an toàn thông tin của hệ thống thông tin kết nối với
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo nội dung quy định; trừ hệ thống thông tin
do Bộ Quốc phòng quản lý; hệ thống thông tin đã được chia sẻ trực tuyến dữ liệu
về giám sát an ninh mạng, an toàn thông tin cho Bộ Công an hoặc hệ thống thông
tin đã được cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, đánh giá, xác nhận việc
bảo đảm an ninh, an toàn không quá 01 năm theo quy định pháp luật về bảo đảm an
toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Tình huống 12. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý hệ thống
thông tin thực hiện kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ
liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống thông tin khác được quy
định như thế nào?
Trả lời:
Tại
khoản 1 Điều 7 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an quy định như sau:
1. Cơ
quan, tổ chức quản lý hệ thống thông tin có văn bản đề nghị kết nối với Cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư gửi cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Bộ Công an.
Văn bản đề nghị kết nối gồm các nội dung
sau: Đơn vị đăng ký; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tên hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu đề nghị được kết nối, chia sẻ; thông tin cán bộ phụ
trách kết nối, chia sẻ và khai thông tin; mục đích, phạm vi, nội dung thông
tin, số lượng trường thông tin cần chia sẻ; dịch vụ đăng ký sử dụng trong Cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư, tài liệu mô tả kỹ thuật thành phần hệ thống có kết
nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tình huống 13. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư trong thực hiện kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với
cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống thông tin khác
được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
khoản 2 Điều 7 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an quy định như sau:
2. Ngay
sau khi nhận được văn bản đề nghị, cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư Bộ Công an thực hiện:
a) Cung
cấp tài liệu kỹ thuật phục vụ kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư cho cơ quan, tổ chức có đề nghị kết nối;
b) Hỗ
trợ các cơ quan, tổ chức thực hiện kết nối, điều chỉnh phần mềm và kiểm thử kỹ
thuật các dịch vụ chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư;
c) Phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng
chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Bộ Công an
và đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra, đánh giá việc bảo đảm an ninh, an
toàn thông tin hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức có đề nghị kết nối.
Tình huống 13. Việc lưu trữ nhật ký kết nối, chia sẻ, khai thác
thông tin được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
khoản 1 Điều 8 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an quy định như sau:
1. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư Bộ Công an và cơ quan, tổ chức có các hoạt động kết nối, chia sẻ và
khai thác thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm lưu lại
nhật ký thực hiện kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin để phục vụ công tác
theo dõi, kiểm tra, giám sát.
Tình huống 14. Thời hạn lưu trữ nhật ký kết nối, chia sẻ, khai
thác thông tin được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
khoản 2 Điều 8 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an quy định như sau:
2. Thời hạn tối thiểu lưu trữ nhật ký về kết
nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư là 02 năm kể từ thời điểm thực hiện việc kết nối, chia sẻ, khai thác thông
tin.
Tình huống 15. Xử lý sự cố, hỗ trợ, giải đáp vướng mắc trong kết
nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được
quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
khoản 1 Điều 9 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an quy định như sau:
1. Cơ quan, tổ chức có hoạt động kết nối,
chia sẻ và khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách
nhiệm xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng, thực hiện các dịch vụ khai thác
thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của cơ quan, đơn vị mình.
Tình huống 16. Trách nhiệm hướng dẫn sử dụng, thực hiện các dịch
vụ khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định như
thế nào?
Trả lời:
Tại
khoản 1 Điều 9 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an quy định như sau:
1. Cơ quan, tổ chức có hoạt động kết nối,
chia sẻ và khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách
nhiệm xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng, thực hiện các dịch vụ khai thác
thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của cơ quan, đơn vị mình.
Tình huống 17. Việc đề nghị xử lý sự
cố, hỗ trợ, giải đáp vướng mắc trong quá trình thao tác, sử dụng các chức năng,
thực hiện kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
khoản 2 Điều 9 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an quy định như sau:
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị xử lý
sự cố, hỗ trợ, giải đáp vướng mắc trong quá trình thao tác, sử dụng các chức
năng, thực hiện kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư thông qua địa chỉ thư điện tử dancuquocgia@mps.gov.vn, qua số
điện thoại liên hệ, qua làm việc tại trụ sở cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư Bộ Công an hoặc bằng văn bản đề nghị hỗ trợ, giải quyết vướng
mắc.
Tình huống 18. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt
động kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
khoản 1 Điều 10 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an quy định như sau:
1. Cơ
quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin
với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có quyền sau:
a) Khai
thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo chức năng,
nhiệm vụ và mục đích đăng ký với cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư.
b) Đề nghị cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư Bộ Công an giải quyết các vướng mắc làm ảnh hưởng đến quyền
khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tình huống 19. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có các
hoạt động kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
khoản 2 Điều 10 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an quy định như sau:
2. Cơ
quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin
với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm sau:
a) Tuân
thủ các quy định của Thông tư này và các quy định của pháp luật về quản lý, kết
nối và chia sẻ và sử dụng thông tin;
b) Khai
thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đúng phạm
vi cho phép, nội dung thống nhất về chia sẻ thông tin;
c)
Chia sẻ thông tin quy định tại Điều 4 Thông tư này cho
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
d)
Thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công
an về những sai sót của thông tin đã chia sẻ hoặc khai thác, sử dụng.
đ) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, cơ
quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết các vướng mắc trong
quá trình kết nối, chia sẻ và khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư.
Tình huống 20. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư Bộ Công an được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
Điều 11 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày 04/11/2022 của
Bộ Công an thì trách
nhiệm của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an được quy
định như sau:
1. Xây
dựng tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật thực hiện kết nối, chia sẻ, khai
thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Chủ
trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có hệ thống thông tin kết nối với Cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư và cơ quan có liên quan giải quyết, xử lý sự cố vướng
mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
3. Phối hợp đơn vị có liên quan thực hiện
việc kiểm tra theo quy định việc bảo đảm an ninh, an toàn thông tin của hệ
thống thông tin có kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư.
Tình huống 21. Công dân thực hiện tra cứu, khai thác thông tin
thông qua cổng dịch vụ công được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
Điều 12 Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày 04/11/2022 của
Bộ Công an quy định
như sau:
Công
dân thực hiện tra cứu, khai thác thông tin thông qua cổng dịch vụ công như sau:
1. Công
dân đăng nhập vào cổng dịch vụ công.
2. Công
dân lựa chọn dịch vụ tra cứu hoặc dịch vụ khai thác thông tin cá nhân.
3. Bộ Công an trả kết quả tra cứu của công
dân bằng thông tin hiển thị trên cổng dịch vụ công hoặc trả kết quả khai thác
thông tin bằng Thông báo theo mẫu số 01 Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày 04/11/2022.
Tình huống 23. Các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân
của Bộ Giáo dục và đào tạo được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại Phần
B mục I Phụ lục Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an thì các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân của Bộ Giáo dục
và đào tạo được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
(1) Phân loại công dân (Giáo viên/Học sinh/Sinh viên/Học viên/); (2)
Trình độ học vấn; (3) Học vị của công dân; (4) Học hàm của công dân; (5) Trình
độ ngoại ngữ/Tiếng dân tộc của công dân; (6) Trình độ lý luận chính trị; (7)
Danh sách chứng chỉ: Nội dung chứng chỉ, Nội dung loại chứng chỉ, Nội dung
trình độ lý luận chính trị; (8) Bậc học; (9) Tên trường học; (10) Mã trường
học; (11) Mã xã, huyện, tỉnh của trường học (nơi đặt trụ sở chính); (12) Trình
độ văn hóa; (12) Trình độ chuyên môn; (13) Ngày tạo; (14) Ngày cập nhật; (15)
Thông tin chuyên ngành khác.
Tình huống 24. Các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân
của Bộ Y tế được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được quy định như
thế nào?
Trả lời:
Tại
Phần B mục II Phụ lục Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an thì các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân của Bộ Y tế được
chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
1. Mã số bảo hiểm y tế: Giá trị sử dụng từ ngày;
2. Nơi ở hiện tại của công dân;
3. Thông tin mũi tiêm vaccin Covid 19 (từ mũi 1 đến
mũi N)
(1) Số mũi tiêm; (2) Ngày công
dân đi tiêm; (3) Tên loại vắc xin; (4) Lô vắc xin; (5) Địa chỉ tiêm
của công dân; (6) Cơ sở y tế thực hiện tiêm; (7) Ngày tạo; (8) Ngày cập
nhật; (9) Nguồn dữ liệu, là mũi mới hoặc không.
4. Thông tin tiền sử bệnh án
(1) Thông tin dị ứng (Mã dị ứng; Tên tác nhân (bắt buộc với dị ứng kháng sinh, dị ứng thuốc);
Biểu hiện (bắt buộc với dị ứng kháng
sinh, dị ứng thuốc);
(2) Thông tin tiền sử bệnh tật (Mã bệnh; Tên bệnh);
(3) Thông tin tiền sử phẫu thuật, thủ thuật (Mã phẫu thuật/thủ thuật; Tên phẫu thuật/thủ
thuật; Thời gian phẫu thuật/ thủ thuật);
(4) Thông tin tiêm chủng (Mã vaccine; Tên vaccine; Kháng nguyên; Số thứ tự mũi; Trạng thái; Ngày
tiêm; Nơi tiêm; Phản ứng sau tiêm);
(5) Thông tin tiền sử gia đình liên quan (Người mắc bệnh - quan hệ với người bệnh;
Tên bệnh; Mã bệnh);
5. Thông tin khám bệnh, chữa bệnh
(1) Lý do đến khám (Lý
do khiến người bệnh phải đến viện);
(2) Thông tin cơ sở khám chữa bệnh (Trường hợp chuyển
viện đến): Mã cơ sở khám chữa bệnh nơi người bệnh đến khám; Tên cơ sở khám chữa
bệnh đã chuyển người bệnh đến (nếu có);
(3) Thông tin đợt khám chữa bệnh (Ngày khám; Kết quả chẩn đoán; Loại vào viện; Ngày giờ vào viện; Ngày
giờ ra viện; Số ngày vắng mặt; Tình trạng ra viện; Kết quả điều trị);
(4) Thông tin cơ sở khám chữa bệnh (Trường hợp chuyển
viện đi): Mã cơ sở khám chữa bệnh nơi sẽ chuyển người bệnh đến; Tên cơ sở khám
chữa bệnh nơi sẽ chuyển người bệnh đến;
(5) Chẩn đoán xác định khi ra viện (Tên bệnh chính; Tên biến chứng; Tên bệnh
kèm theo; Mã bệnh);
(6) Tóm tắt diễn biến trong quá trình điều trị (Tóm tắt diễn biến quan trọng trong quá
trình điều trị);
(7) Phẫu thuật, thủ thuật/Phương pháp điều trị: Mã
phẫu thuật thủ thuật; Tên phẫu thuật thủ thuật; Cơ quan, bộ phận được phẫu
thuật; Mã phẫu thuật, thủ thuật quốc tế;
(8) Cận lâm sàng có giá trị đối với chẩn đoán, điều
trị, chăm sóc: Mã xét nghiệm; Tên xét nghiệm; Giá trị; Đơn vị; Khoảng tham
chiếu; Hệ mẫu; Kết luận; Giờ ngày thực hiện; Mã chẩn đoán hình ảnh/thăm dò chức
năng; Tên chẩn đoán hình ảnh/thăm dò chức năng; Cơ quan; Mô tả kết quả;
(9) Thuốc đã điều trị: Mã thuốc điều trị; Tên thuốc
điều trị; Số lượng; Liều dùng/ngày; Ngày dùng;
(10) Cân nặng khi nhập viện đối
với trẻ dưới 28 ngày tuổi tính theo ngày nhập viện;
(11) Các ghi chú quan trọng liên quan đến an toàn
người bệnh.
6. Thông tin sổ khám chữa bệnh theo BHYT
(1) Khoa; (2) Mã số thẻ BHYT; (3) Tên vật tư y tế; (4)
Số lượng vật tư y tế; (5) Mã số BHXH.
7. Thông tin
chuyên ngành khác.
Tình huống 25. Các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân
của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
Phần B mục III Phụ lục Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an thì các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân của Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư bao gồm:
1. Nghề nghiệp: (1) Mã nghề nghiệp; (2) Tên nghề
nghiệp;
2. Nơi làm việc;
3. Thông tin mã hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng: (1)
Loại đối tượng; (2) Chi tiết loại đối tượng; (3) Số tiền trợ cấp đang được
hưởng; (4) Ngày bắt đầu hưởng trợ cấp; (5) Ngày cắt trợ cấp; (6) Số tài khoản;
(7) Ngân hàng thụ hưởng; (8) Chủ tài khoản; (9) Số điện thoại; (10) Email của
đối tượng; (11) Người nuôi dưỡng; (12) Số
CCCD/CMND người nuôi dưỡng; (13) Số quyết định hưởng trợ cấp; (14) Ngày
quyết định hưởng trợ cấp; (15) Thông tin chuyên ngành khác.
4. Thông tin mã về hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em: (1)
Loại đối tượng; (2) Nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; (3) Hình thức trợ giúp,
hỗ trợ.
5. Thông tin người có công: (1) Hồ sơ quản lý người có
công (Mã hồ sơ, số hồ sơ bộ quản lý, số
hồ sơ sở quản lý); (2) Thông tin quyết định công nhận (Số quyết định, Nơi cấp quyết định, Ngày cấp); (3) Đối tượng người
có công (Người hoạt động CM trước 01/01/1945, Người hoạt động cách mạng
từ 01/01/1945 đến tháng 8/1945; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân;
Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh; Bệnh binh; Người hoạt
động kháng chiến bị địch bắt, tù đày; Người hoạt động kháng chiến, giải phóng
dân tộc, bảo vệ tổ quốc, nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng;
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam
anh hùng).
6. Thông tin chuyên
ngành khác (nếu có).
Tình huống 26. Các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
Phần B mục IV Phụ lục Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an thì các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân của Bảo hiểm
xã hội Việt Nam được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
(1) Loại bảo hiểm (Bảo hiểm y tế/Bảo hiểm xã hội); (2) Mã số bảo hiểm; (3) Ngày
bắt đầu có hiệu lực bảo hiểm; (4) Ngày hết hạn bảo hiểm; (5) Đơn vị/Tổ chức đóng bảo hiểm; (6) Mã nhóm Đơn vị/Tổ chức;
(7) Tên nhóm Đơn vị/Tổ chức; (8) Địa chỉ đơn vị/Tổ chức đóng bảo hiểm;
(9) Mô tả công việc của người đóng bảo hiểm;
(10) Trạng thái đóng bảo hiểm; (11) Nơi đăng ký khám chữa bệnh; (10) Tên
đơn vị/tổ chức đóng bảo hiểm; (12) Mã mức hưởng của người tham gia BHYT; (13)
Mã vùng nơi công dân tham gia BHYT đăng ký; (14) Địa danh cấp Huyện, Tỉnh nơi BHXH in cấp, đổi thẻ BHYT cho công
dân; (16) Ngày cấp BHYT cho công dân;
(17) Ngày tạo; (18) Ngày cập nhật; (19) Thông tin chuyên ngành khác.
Tình huống 27. Các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân
của Bộ Tài nguyên và Môi trường được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
Phần B mục V Phụ lục Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an thì các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư bao gồm:
(1) Thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản
gắn liền với đất được cấp giấy chứng nhận/Danh sách chủ sở hữu đất; (2) Số giấy
chứng nhận sử dụng đất, tài sản; (3) Số hiệu thửa đất; (4) Tờ bản đồ số; (5)
Địa chỉ thửa đất; (6) Diện tích; (7) Hình thức sử dụng; (8) Mục đích sử dụng;
(9) Thời hạn sử dụng; (10) Nguồn gốc sử
dụng; (11) Loại nhà ở; (12) Tên nhà chung cư; (13) Diện tích sàn; (14) Hình
thức sở hữu; (15) Cấp hạng nhà ở; (16) Thời hạn sở hữu; (17) Hạng mục được sở
hữu chung ngoài căn hộ; (18) Cấp công trình; (19) Diện tích xây dựng; (20)
Thông tin chuyên ngành khác.
Tình huống 28. Các thông tin chuyên ngành
cụ thể gắn với công dân của Bộ Giao thông vận tải được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
Phần B mục VI Phụ lục Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an thì các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư bao gồm:
(1) Biển số đăng ký; (2) Số khung; (3) Màu biển; (4)
Ngày đăng kiểm gần nhất; (5) Hạn đăng kiểm kỳ tới; (6) Niên hạn sử dụng của
phương tiện; (7) Số Giấy phép lái xe; (8) Hạng Giấy phép lái xe; (9) Ngày cấp
giấy phép lái xe; (10) Ngày hết hạn giấy
phép lái xe; (11) Đơn vị cấp; (12) Số Serial Giấy phép lái xe; (13) Ngày
trúng tuyển; (14) Thông tin chuyên ngành khác.
Tình huống 29. Các thông tin chuyên ngành
cụ thể gắn với công dân của Bộ Tài chính được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
Phần B mục VII Phụ lục Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an thì các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân của Bộ Tài chính được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
bao gồm:
(1) Mã số thuế; (2) Trạng thái; (3) Ngày đăng ký mã số thuế; (4) Cơ quan
thuế quản lý; (5) Cấp; (6) Chương; (7) Ngày thay đổi thông tin; (8) Loại người
nộp thuế; (9) Mã Cơ quan thu; (10) Mã tiểu mục; (11) Số tiền thuế còn phải nộp;
(12) Tài khoản thu ngân sách; (13) Số Quyết
định; (14) Ngày Quyết định; (15) Tỷ giá; (16) Loại tiền, (17) Địa chỉ đất, (18)
Loại phương tiện, (19) Số khung, (20) Số máy, (21) Mã
địa bàn hành chính, (22) Số tài khoản ngân hàng, (23) Tên ngân hàng, (24) Chi nhánh, (25) Mã tín dụng (CIC); (26)
Thông tin về cấp giấy phép chuyên ngành (Giấy
phép kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, casino, trò chơi điện tử có thưởng dành
cho người nước ngoài...); (27) Thông tin chuyên ngành khác.
Tình huống 30. Các thông tin chuyên ngành
cụ thể gắn với công dân của Bộ Quốc phòng được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
Phần B mục VIII Phụ lục Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an thì các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân của Bộ Quốc phòng được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
bao gồm:
1. Thông tin về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự
(1) Đang tại ngũ; (2) Tạm hoãn;
(3) Miễn; (4) Đã xuất ngũ; (5) Chưa thực hiện;
2. Thông tin chuyên ngành khác (nếu có).
Tình huống 31. Các thông tin chuyên ngành
cụ thể gắn với công dân của Bộ Tư pháp được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
Phần B mục IX Phụ lục Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an thì các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân của Bộ Tư pháp được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
bao gồm:
1. Tình trạng quốc tịch: (1) Thôi quốc tịch; (2) Tước
quốc tịch; (3) Nhập quốc tịch; (4) Trở lại quốc tịch;
2. Thông tin hộ tịch;
3. Thông tin lý lịch tư pháp;
4. Thông tin chuyên ngành khác.
Tình huống 32. Các thông tin chuyên ngành
cụ thể gắn với công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
Phần B mục X Phụ lục Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an thì các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư bao gồm:
1. Thông tin về doanh nghiệp: (1) Mã doanh nghiệp; (2)
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trên lĩnh vực; (3) Tên doanh
nghiệp (tên tiếng Việt); (4) Tên viết tắt; (5) Tên nước ngoài của doanh nghiệp;
(6) Địa chỉ trụ sở chính (Mã tỉnh, Mã
huyện, Mã xã, Địa chỉ trụ sở chính đầy đủ); (7) Mã ngành; (8) Tên ngành;
(9) Có phải ngành chính hay không (Y/N); (10) Tình trạng pháp lý của doanh
nghiệp; (11) Thời gian tạo; (12) Thời gian cập nhật.
2. Thông tin về ngành nghề kinh doanh liên quan vũ
khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ: Số chứng chỉ; Ngày, tháng, năm hành nghề.
Lĩnh vực hành nghề: (1) Kinh doanh công cụ hỗ trợ; (2)
Kinh doanh các loại pháo trừ pháo nổ; (3) Kinh doanh súng bắn sơn; (4) Kinh
doanh vật liệu nổ công nghiệp; (5) Kinh doanh tiền chất thuốc nổ; (6) Kinh
doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công ngiệp và tiền chất nổ; (7) Kinh
doanh dịch vụ nổ mìn;
3. Thông tin về kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa
cháy: Số giấy xác nhận; Ngày, tháng, năm hành nghề.
Lĩnh vực hành nghề: (1) Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm
định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy; (2) Tư vấn kiểm tra, kiểm
định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; (3) Tư vấn chuyển giao công nghệ
phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện hướng dẫn về nghiệp vụ về phòng cháy và
chữa cháy; (4) Thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy; (5) Sản
xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
4. Thông tin về hành nghề đầu tư kinh doanh có điều
kiện về an ninh trật tự: Số chứng chỉ; Ngày, tháng, năm hành nghề.
Lĩnh vực kinh doanh: (1) Sản xuất
con dấu; (2) Kinh doanh công cụ hỗ trợ; (3) Kinh doanh các loại pháo; (4) Kinh
doanh dịch vụ cầm đồ; (5) Kinh doanh dịch vụ xoa bóp; (6) Kinh doanh dịch vụ
bảo vệ; (7) Kinh doanh súng bắn sơn; (8) Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng
dành cho người nước ngoài; (9) Kinh doanh casino; (10) Kinh doanh dịch vụ đặt
cược; (11) Kinh doanh khí; (12) Kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được
quyền ưu tiên; (13) Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; (14) Kinh doanh tiền
chất nổ; (15) Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền
chất thuốc nổ; (16) Kinh doanh dịch vụ nổ mìn; (17) Kinh doanh dịch vụ in; (18)
Kinh doanh các dịch vụ gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; (19) Kinh doanh
dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; (20) Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; (21) Kinh doanh
dịch vụ cho thuê lưu trú; (22) Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang,
vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng
cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị
đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng.
5. Thông tin về hành nghề kinh doanh khác: (1) Y tế;
(2) Giáo dục; (3) Tài chính; (4) Kinh doanh
dịch vụ xoa bóp; (4) Dịch vụ bảo vệ; (5) Môi trường; (6) Lĩnh vực khác.
6. Thông tin chuyên ngành khác (nếu có).
Tình huống 33. Các thông tin chuyên ngành
cụ thể gắn với công dân của Bộ Thông tin và Truyền thông được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
Phần B mục XI Phụ lục Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an thì các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân của Bộ Thông tin và Truyền thông được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư bao gồm:
1. Số điện thoại di động/Cố định;
2. Địa chỉ email;
3. Tên tài khoản mạng xã hội (Facebook, zalo......);
4. Số tài khoản mã định danh điện tử;
5. Thông tin giấy phép hoạt động báo chí của các cơ
quan, tổ chức;
6. Thông tin chuyên ngành khác (nếu có).
Tình huống 34. Các thông tin chuyên ngành
cụ thể gắn với công dân của Bộ Văn hóa, thể thao, du lịch được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
Phần B mục XII Phụ lục Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an thì các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân của Bộ Văn hóa, thể thao, du lịch được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư bao gồm:
1. Thông tin giấy phép kinh doanh vũ trường, karaoke,
cơ sở lưu trú công nhận hạng sao;
2. Thông tin chuyên ngành khác (nếu có).
Tình huống 35. Các thông tin chuyên ngành
cụ thể gắn với công dân của Bộ Công Thương được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
được quy định như thế nào?
Trả lời:
Tại
Phần B mục XII Phụ lục Thông tư số 46/2022/TT-BCA ngày
04/11/2022 của Bộ Công an thì các thông tin chuyên ngành cụ thể gắn với công dân của Bộ Công Thương được chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
bao gồm:
1. Thông tin các loại giấy phép liên quan đến hoạt
động nổ mìn, vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
2. Thông tin chuyên ngành khác (nếu có).