Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành Tư pháp
Lượt xem: 319

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh, Sở Tư pháp thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện chuyển đổi số (CĐS) trong toàn ngành. Đến nay, công tác CĐS đã đạt được kết quả tích cực.

* Xác định tầm quan trọng của CĐS

Thời gian qua, Sở Tư pháp đã chủ động tăng cường đa dạng hóa các hình thức tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lựa chọn phù hợp khi có yêu cầu. Cụ thể, đối với việc cấp phiếu lý lịch tư pháp đang được tiếp nhận với 3 hình thức: nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh; nộp hồ sơ thông qua bưu điện và nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh.

Tuy nhiên, Sở Tư pháp đang đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân nộp hồ sơ trực tuyến đối với thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp. Hình thức này có nhiều ưu điểm như: giúp người dân tiếp cận dịch vụ được nhanh nhất, tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Do thực hiện trên môi trường internet nên người dân có thể thực hiện bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào trong ngày mà không phải nghỉ phép để đi nộp hồ sơ trong giờ hành chính. Hơn nữa, việc nộp hồ sơ trực tuyến giúp tăng tính công khai, minh bạch về TTHC; giúp giảm nhiều giấy tờ, góp phần tiết kiệm văn phòng phẩm, bảo vệ môi trường và giảm các chi phí khác.

Thời gian qua, Sở Tư pháp đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành quản lý công việc trong cơ quan; khai thác, sử dụng hệ thống quản lý văn bản (V-Office) vào công việc; sử dụng chữ ký số điện tử.

* Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Bên cạnh những kết quả đạt được khi ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành công việc, giải quyết TTHC, ngành Tư pháp vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế. Cụ thể như: nhận thức của một bộ phận công chức, viên chức cấp huyện chưa hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung của CĐS cũng như trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và cá nhân trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Trình độ công nghệ thông tin của các công chức chưa đồng đều, nhiều công chức có trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế nên thao tác xử lý còn chậm. Thiết bị máy tính, máy in đã được sử dụng nhiều năm; máy tính đang được sử dụng chung cho tất cả các lĩnh vực của công tác và hệ thống mạng sử dụng là đường truyền chung của cơ quan, đơn vị nên chưa được ổn định.

Trong thời gian tới, Sở Tư pháp đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành công tác tư pháp; ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động của từng đơn vị chuyên môn nhằm tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp dịch vụ công nhanh gọn, thuận tiện cho người dân.

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp tăng cường tiếp nhận và xử lý TTHC theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, ứng dụng chữ ký số trong gửi, nhận văn bản điện tử trên môi trường mạng, tiến hành rút ngắn thời hạn giải quyết TTHC trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp; tích cực tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến người dân về dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính để người dân thấy được ưu điểm đối với dịch vụ này.

Ngoài ra, Sở Tư pháp tiếp tục tăng cường phối hợp thực hiện Đề án 06 về Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030./.

Cơ quan thiết lập Trang TTĐT: Sở Tư pháp tỉnh Nam Định. Giấy phép số 01/GP-STTTT cấp ngày 31/01/2019
Địa chỉ: 325 Đường Trường Chinh - TP. Nam Định. Điện thoại: (0228) 3849381
Bộ phận cấp phiếu Lý lịch tư pháp: 0228.3636606; Phòng Công chứng số 1: 0228.3528096
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản: 0228.3836335; Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước: 0228.3526669 
Designed by VNPT Nam Định
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang