Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNHTRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
Lượt xem: 8562

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNHTRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

(Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai)

 

Câu 1. Hỏi: Anh Trần Văn T huyện Ý Yên có hỏi: Chính phủ mới ban hành Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, xin hỏi Nghị định này quy định về nội dung gì? Và có hiệu lực từ khi nào? Nếu hành vi vi phạm về đất đai xảy ra trước ngày Nghị định số 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực thì có áp dụng Nghị định này để xử phạt không?

Trả lời:

- Theo Điều 1 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.

- Theo Điều 43 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 1 năm 2020.

- Nếu hành vi vi phạm về đất đai xảy ra trước ngày Nghị định số 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực thì có áp dụng quy định của pháp luật để xử phạt như sau:

a) Trường hợp đã lập biên bản vi phạm nhưng chưa có quyết định xử phạt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà hành vi đó đã hết thời hiệu xử phạt hoặc không thuộc trường hợp xử phạt theo quy định tại Nghị định này thì không thực hiện việc xử phạt đối với hành vi vi phạm đó;

b) Trường hợp đã lập biên bản vi phạm nhưng chưa có quyết định xử phạt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà hành vi đó còn trong thời hiệu xử phạt theo quy định tại Nghị định này thì tiếp tục thực hiện xử phạt hành vi vi phạm đó.

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp này được thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực thi hành tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính đó; trường hợp áp dụng Nghị định này để xử phạt có lợi hơn cho đối tượng vi phạm thì thực hiện xử phạt theo Nghị định này;

c) Trường hợp đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện xong thì tiếp tục thực hiện theo quyết định xử phạt đó;

d) Trường hợp đã thực hiện xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm thì áp dụng Nghị định này để xử phạt vi phạm.

Câu 2. Chị Nguyễn Thị L huyện Nam Trực có hỏi: Đối tượng bị xử phạt VPHC theo quy định của Nghị định 91/2019/NĐ-CP là những đối tượng nào?

Trả lời:

Theo Điều 2 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này gồm các đối tượng dưới đây có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác:

 Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân);

Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo (sau đây gọi chung là tổ chức).

Câu 3. Anh Nguyễn Thế B huyện Xuân Trường có hỏi: Nghị định số 91/2019/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn đất? Vậy những hành vi nào được coi lấn đất?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP:

Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

Câu 4. Ông Nguyễn Văn S huyện Hải Hậu có hỏi: Theo quy định của Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi nào là hành vi chiếm đất?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP:

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Câu 5. Bác Nguyễn Thị X thành phố Nam Định có hỏi: Như thế nào là hành vi hủy hoại đất bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 91/2019/NĐ-CP?

Trả lời:

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định số 91/2019:

Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:

a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;

b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;

c) Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;

d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;

đ) Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Câu 6.Chị Nguyễn Thị T huyện Vụ bản có hỏi: Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả nào được áp dụng khi XPVPHC trong lĩnh vực đất đai?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP:

1. Các hình thức xử phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này bao gồm:

3.1 Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định này;

3.2 Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này;

3.3 Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;

3.4 Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;

3.5 Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất;

3.6 Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại;

3.7 Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai;

3.8 Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định;

3.9 Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán, cho thuê tài sản gắn liền với đất không đủ điều kiện quy định;

3.10 Buộc sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;

3.11 Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của chỉ giới sử dụng đất, mốc địa giới hành chính như trước khi vi phạm;

3.12 Buộc cung cấp hoặc cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai;

3.13 Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp quy định tại Nghị định này.

3.14 Buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại Nghị định này;

3.15 Hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả để thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

3.16 Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp quy định của Nghị định này;

3.17 Thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai đối với các trường hợp phải thu hồi đất theo quy định.

Câu 7. Anh Đỗ Văn T huyện Trực Ninh có hỏi: Nghị định số 91/2019/NĐ-CP lần đầu quy định về việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, vậy đối với hành vi chuyển mục đích sử dụng đất mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì số lợi bất hợp pháp được xác định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP:

Trường hợp sử dụng đất sang mục đích khác mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm được xác định bằng giá trị chênh lệch của loại đất trước và sau khi vi phạm tính trên diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng đất trong thời gian vi phạm (kể từ thời điểm bắt đầu chuyển mục đích sử dụng đất đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính). Giá đất của loại đất trước và sau khi vi phạm được xác định bằng giá đất của bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhân (x) hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm chuyển mục đích (đối với giá của loại đất trước khi vi phạm) và tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (đối với giá của loại đất sau khi chuyển mục đích). 

Số lợi có được do chuyển mục đích sử dụng đất được tính bằng công thức sau:

Số lợi có được do vi phạm

=

Giá trị của diện tích đất vi phạm theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất (G2)

-

Giá trị của diện tích đất vi phạm theo loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất (G1)

x

Số năm vi phạm

Tổng thời gian sử dụng đất theo quy định của bảng giá đất đối với loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất thuộc chế độ sử dụng có thời hạn; trường hợp thời hạn sử dụng đất lâu dài thì thời gian được tính là 70 năm

 

G (1,2)

=

Diện tích đất vi phạm

x

Giá đất cụ thể xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất

 

Loại đất trước khi vi phạm được xác định căn cứ vào ngun gc, quá trình quản lý, sử dụng đất. Loại đất sau khi vi phạm được xác định theo hiện trạng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Câu 8.Anh Nguyễn Duy H thành phố Nam Định có hỏi: Số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm lấn, chiếm đất được xác định như thế nào theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

Trường hợp sử dụng đất do lấn, chiếm thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm được xác định bằng giá trị của phần diện tích đất lấn, chiếm trong thời gian vi phạm (kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đất lấn, chiếm đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính), tính theo giá đất cụ thể bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất đối với loại đất đang sử dụng sau khi lấn, chiếm tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Công thức cụ thể được tính như sau:

Số lợi có được do vi phạm

=

Diện tích đất vi phạm

x

Giá đất cụ thể xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất

x

Số năm vi phạm

Tổng thời gian sử dụng đất theo quy định của bảng giá đất đối với loại đất đang sử dụng thuộc chế độ sử dụng đất có thời hạn; trường hp thời hạn sử dụng đất lâu dài thì thời gian được tính là 70 năm

 

Câu 9. Anh Trần Thanh Q huyện Giao Thủy có hỏi: Số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi không có đủ điều kiện được tính như thế nào theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

Trường hợp chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng giá trị chuyển quyền sử dụng đất thực tế theo hợp đồng đã ký, tính trong thời gian đã chuyển quyền, nhưng không thấp hơn giá trị tính theo giá đất cụ thể bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.

Công thức cụ thể được tính như sau:

Số lợi có được do vi phạm

=

Diện tích đất vi phạm

x

Giá đất

x

Số năm vi phạm

Tổng thời gian sử dụng đất theo quđịnh của bảng giá đất đối với loại đất chuyển quyền thuộc chế độ sử dụng đất có thời hạn; trường hợp thời hạn sử dụng đất lâu dài thì thời gian được tính là 70 năm

 

Câu 10. Anh Trần Văn C huyện Nam Trực có hỏi: Trường hợp người vi phạm cho thuê lại quyền sử dụng đất không đủ điều kiện thì số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm được tính như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP: Trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì số lợi bất hợp pháp được xác định bằng giá trị cho thuê, cho thuê lại đất thực tế theo hợp đồng đã ký, tính trong thời gian đã cho thuê, cho thuê lại đất, nhưng không thấp hơn giá trị tiền thuê đất tính theo đơn giá thuê đất trả tiền hàng năm theo quy định của pháp luật tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhân (x) với diện tích đất cho thuê, cho thuê lại (x) với số năm đã cho thuê, cho thuê lại (trong đó giá đất xác định cụ thể bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất).

Câu 11. Anh Hoàng Văn H huyện Ý Yên có hỏi: Người chuyển đất trồng lúa sang đất trông cây lâu năm mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì bị xử phạt hành chính như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

 Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì hình thức và mức xử phạt được căn cứ trên diện tích đất chuyển mục đích trái phép. Cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Ngoài ra theo khoản 5 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: đối tượng vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đươc do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 12. Anh Lưu Thanh K huyện Hải Hậu có hỏi: Hành vi tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì bị xử phạt như thế nào theo quy định Nghị định 91/2019/NĐ-CP?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

 Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépthì hình thức và mức xử phạt dựa trên diện tích đất chuyển mục đích trái phép. Cụ thể như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Ngoài ra theo khoản 5 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: đối tượng  vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đươc do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 13. Chị Trần Thị T thành phố Nam Định có hỏi: Hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt như thế nào theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

Trả lời:

Theo 3 Điều 9 Nghị định 91/2019:

Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt căn cứ trên diện tích đất chuyển mục đích trái phép. Cụ thể:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

 Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạtvi phạm tại khu vực nông thôn.

Ngoài ra theo khoản 5 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: đối tượng vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đươc do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 14. Chị Nguyễn Thị H huyện Vụ Bản có hỏi: Hành vi chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệpkhông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì bị xử phạt như thế nào theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 10 nghị định 91/2019/NĐ-CP:

Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépthì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.

Ngoài ra theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: đối tượng  vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 15. Chị Nguyễn Thị H huyện Vụ Bản có hỏi: Hành vi chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépthì bị xử phạt như thế nào theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

 Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépthì hình thức và mức xử phạt dựa trên diện tích đất vi phạm. Cụ thể:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.

Ngoài ra theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: đối tượng  vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 16. Anh Trần Xuân T huyện Nam Trực có hỏi: Hành vi Chuyển đất trồng cây hàng năm khác (không phải đất trồng lúa) sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépbị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

1. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépthì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Ngoài ra theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: đối tượng  vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 17.Anh Nguyễn Văn Q huyện Hải Hậu có hỏi: Hành vi chuyển đất trồng cây hàng năm khác (đất trồng lúa), đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépbị xử phạt như thế nào theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP?

Trả lời:

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phéptại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

 Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phéptại khu vực đồ thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt vi phạm tại khu vực nông thôn.

Ngoài ra theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: đối tượng  vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 18. Chị Hoàng Thị N huyện Xuân Trường có hỏi: Hành vi chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần sang đất ở không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépbị xử phạt như thế nào theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

 Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần sang đất ở không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phéptại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 03 héc ta trở lên.

Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm trên tại khu vực đô thị không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépthì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với vi phạm tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức

Ngoài ra theo khoản 5 Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: đối tượng vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 19. Anh Trần Thanh B huyện Mỹ Lộc có hỏi: Hành vi chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm sang đất ở không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépbị xử phạt như thế nào theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

 Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền hàng năm sang đất ở không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 03 héc ta trở lên.

Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm trên tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với vi phạm tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức

Ngoài ra theo khoản 5 Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: đối tượng vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 20. Chị Vũ Thị N huyện Trực Ninh có hỏi: Hành vi chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépbị xử phạt như thế nào theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 03 héc ta trở lên.

Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm trên tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với vi phạm tại khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức

Ngoài ra theo khoản 5 Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP: đối tượng vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 21.Chị Đặng Thị V có hỏi: Hành vi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa có đủ điều kiện nhưng không đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã bị xử phạt như thế nào theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP?

Trả lời:

1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP) nhưng không đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 01 héc ta trở lên.

Ngoài ra theo điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP đối tượng vi phạm buộc phải đăng ký việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng với Ủy ban nhân dân cấp xã.

Câu 22.Anh Lê Văn Đ huyện Nam Trực có hỏi: Hành vi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vi phạm điều kiện luật định bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa vi phạm điều kiện theo quy định của pháp luật thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cẩu cây trồng dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 01 héc ta trở lên.

Ngoài ra theo điểm a khoản 5 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP đối tượng vi phạm buộc phải khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Câu 23. Anh Hoàng Văn K huyện Nghĩa Hưng có hỏi: Hành vi chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất mà không đăng ký thì bị xử phạt như thế nào theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP?

Trả lời:

Theo 3 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

Chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất mà không đăng ký theo quy định thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích từ 03 héc ta trở lên.

Ngoài ra theo điểm c, d, đ khoản 5 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP đối tượng vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định đối với thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 24. Chị Nguyễn Thu T tp Nam Định có hỏi: Hành vi chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định mà không đăng ký thì bị xử phạt như thế nào theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

Chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định mà không đăng ký thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích từ 03 héc ta trở lên.

Ngoài ra theo điểm c, d, đ khoản 5 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP đối tượng vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định đối với thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 25. Chị Trần Bích N thành phố Nam Định có hỏi: Hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

Trường hợp hành vi vi phạm xảy ra tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng  02 lần mức xử phạt đối với vi phạm ở khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, theo khoản 7 Điều 14 NĐ 91/2019 đối tượng vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm hoặc Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất; Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 26. Anh Nguyễn Đăng K huyện Ý Yên có hỏi: Hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải đất trồng lúa bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 2, khoản 5 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

* Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

* Trường hợp hành vi vi phạm xảy ra tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng  02 lần mức xử phạt đối với vi phạm ở khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, theo khoản 7 Điều 14 NĐ 91/2019 đối tượng vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm,

- Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm

- Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất;

- Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 27. Anh Đỗ Đức N huyện Giao Thủy có hỏi:Hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 14 Nghị định 91/2019:

* Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

* Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúatại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng  02 lần mức xử phạt đối với vi phạm ở khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài ra, theo khoản 7 Điều 14 NĐ 91/2019 đối tượng vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm,

- Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm

- Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất;

- Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất

-Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 28. Chị Phạm Ngọc H tp Nam Định có hỏi: Hành vi lấn, chiếm đất phi nông nghiệp bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 4, khoản 5 Điều 14 NGhị định 91/2019:

* Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp(trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước) tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

* Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng  02 lần mức xử phạt đối với vi phạm ở khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức..

Ngoài ra, theo khoản 7 Điều 14 NĐ 91/2019 đối tượng vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm,

- Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm

- Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất;

- Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 29.Anh Trần Văn K huyện Hải Hậu có hỏi: Hành vi hủy hoại đất do làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 91/2019: đối tượng vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định Luật đất đai.

Câu 30. Chị Phạm Thị T huyện Nam Trực có hỏi: Hành vi gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 16 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

Ngoài ra, đối tượng vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm

Câu 31. Chị Nguyễn Lan H tp Nam Định có hỏi: Hành vi không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

1. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu theo quy định của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu.

2. Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng đối với vi phạm ở khu vực nông thôn.

Ngoài ra đối tượng vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.

Câu 32. Anh Trần Khắc N huyện Xuân Trường có hỏi: Chị Đỗ Thị L huyện Vụ Bản có hỏi: Hành vi không thực hiện đăng ký biến động đất đai bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Trả lời:

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

1. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động.

2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng đối với vi phạm ở nông thôn.

Ngoài ra đối tượng vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.

Câu 33.Anh Vũ Văn Đ huyện Xuân Trường có hỏi: Chuyển quyền, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo quy địnhbị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

1. Theo Điều 18 Nghị định 91/2019/NĐ-CP Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân khác thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp giữa các hộ gia đình, cá nhân mà không đủ một trong các điều kiện sau đây:

- Có Giấy chứng nhận

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

- Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên trong số các điều kiện đã nêu trên.

2. Trường hợp thế chấp bằng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp không đủ một trong các điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên trong số các điều kiện nêu trên.

3. Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khu vực đồ thị trong trường hợp không đủ một trong các điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khu vực nông thôn, từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khu vực đô thị trong trường hợp không đủ từ hai điều kiện trở lên trong số các điều kiện nêu trên.

Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 4 Điều 18 NĐ 91:

a) Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất, bên thuê đất phải trả lại đất cho người sử dụng đất trước khi nhận chuyển quyền, thuê đất

b) Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận nhưng có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận

c) Buộc bên nhận chuyển quyền sử dụng đất phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất mà bên chuyển quyền là tổ chức đã giải thể, phá sản, là cá nhân đã chuyển đi nơi khác được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm không xác định được địa chỉ hoặc cá nhân đã chết hoặc được tòa án tuyên bố là đã chết mà không có người thừa kế hợp pháp;

d) Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, cho thuê lại đất đã thu trong thời gian sử dụng đất còn lại;

đ) Buộc bên chuyển nhượng, bên cho thuê, cho thuê lại đất, bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất không đủ điều kiện trong thời gian vi phạm;

e) Thu hồi đất đối với trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nhưng đã hết hạn sử dụng đất mà không được gia hạn.

Câu 34. Chị Trịnh Thanh H huyện Nghĩa Hưng có hỏi: Hành vi chuyển đổi, thế chấp đối với đất không thuộc trường hợp được chuyển đổi, thế chấp bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

1. Trường hợp chuyển đổi, thế chấp đối với đất được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất (trừ trường hợp đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân), Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm, Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất trả tiền một lần mà chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc tiền đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta trở lên.

Ngoài ra các đối tượng vi phạm bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây (theo khoản 6 Điều 19 Nghị định 91/2019):

a) Buộc bên nhận chuyển quyềnphải trả lại đất cho người sử dụng đất trước khi chuyển quyền.

d) Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất.

Câu 35. Chị Đặng Thị T huyện Trực Ninh có hỏi: Hành vi chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất không thuộc trường hợp được chuyển quyền bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại 3 Điều 19 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, Nhà nước công nhận theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất (trừ trường hợp đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân), Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm, Nhà nước giao có thu tiền hoặc cho thuê trả tiền một lần mà chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc tiền đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất không đúng đối tượng quy định tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta trở lên.

Ngoài ra các đối tượng vi phạm bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây (theo khoản 6 Điều 19 Nghị định 91/2019):

a) Buộc bên nhận chuyển quyền, bên thuê đất phải trả lại đất cho người sử dụng đất trước khi chuyển quyền.

b) Buộc bên chuyển nhượng, bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bên cho thuê đất phải nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chuyển nhượng, cho thuê đất, cho thuê lại đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong thời gian vi phạm;

c) Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng.

Câu 36. Anh Nguyễn Văn Q huyện Mỹ Lộc có hỏi: Người sử dụng đất được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm để đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, để cho thuê lại đất, nhưng đã cho thuê lại đất theo hình thức trả tiền thuê đất một lần kể từ ngày Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 91/2019/NĐ-CP hành vi trên bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất vi phạm dưới 0,5 héc ta.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 5 héc ta.

4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất vi phạm từ 5 héc ta trở lên.

Đối tượng vi phạm phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc người sử dụng đất để xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất phải ký lại hợp đồng thuê đất với Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền một lần đối với diện tích đất vi phạm trong thời gian còn lại; tiền thuê đất phải trả một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai;

b) Buộc người sử dụng đất để xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất phải nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho thuê đất thu tiền thuê một lần trong thời gian vi phạm

Câu 37. Anh Trần Văn T huyện Hải Hậu có hỏi: Hành vi Bán, mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện theo quy định bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp mua tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm khi người mua tài sản gắn liền với đất thuê có ngành nghề kinh doanh không phù hợp dự án đầu tư hoặc không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư hoặc vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trước đó.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp bán tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm khi tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập không hợp pháp hoặc chưa hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà đối tượng vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc hoàn thành xây dựng đối với trường hợp chưa hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận mà đã chuyển nhượng;

b) Buộc chấm dứt hợp đồng mua, bán tài sản gắn liền với đất; việc giải quyết quyền lợi của các bên liên quan đến chấm dứt hợp đồng mua, bán tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự;

c) Buộc bên bán tài sản nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;

d) Xử lý tài sản tạo lập không hợp pháp gắn liền với đất thuê

Câu 38. Chị Đỗ Thu H tp Nam Định có hỏi: Hành vi Cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hàng năm mà không đủ điều kiện quy định bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp thiếu một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thiếu từ hai điều kiện trở lên theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Ngoài ra các đối tượng vi phạm bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

a) Buộc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;

b) Buộc chấm dứt hợp đồng thuê tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm.

Câu 39. Anh Nguyễn Văn A huyện Nghĩa Hưng có hỏi:Hành vi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện của hộ gia đình, cá nhân mà không đủ điều kiện quy định bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 25 Nghị định 91/2019/NĐ-CP hành vi trên bị xử phạt như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân có hành vi vi phạm trong các trường hợp sau đây:

a) Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó mà chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ngoài phân khu đó;

b) Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ mà chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó;

c) Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trước 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất hoặc sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất nhưng chưa được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không còn nhu cầu sử dụng do chuyển khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đến nơi khác hoặc do chuyển sang làm nghề khác hoặc không còn khả năng lao động.

Ngoài ra đối tượng vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Câu 40. Chị Trần Thị H tp Nam Định có hỏi: Hành vi nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không đủ điều kiện bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng mà không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong thời hạn 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân; trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra đối tượng vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do thực hiện hành vi vi phạm ;

b) Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất mà bên chuyển quyền không còn sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Câu 42. Chị Phạm Thảo K huyện Giao Thủy có hỏi: Hành vi nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc mục đích sử dụng đất của dự án đối với diện tích nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi trên bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm dưới 0,1 héc ta;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng nếu diện tích đất vi phạm từ 03 héc ta trở lên.

Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn thành thủ tục để có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án;

b) Buộc trả lại đất đối với trường hợp đã nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

Câu 43. Chị Bùi Thị H thành phố Nam Định có hỏi: Hành vi nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 29 Nghị định 91/2019/NĐ-CP hành vi trên bị xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức dưới 01 héc ta;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 01 héc ta đến 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức từ 03 héc ta đến 05 héc ta;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp diện tích đất nhận chuyển quyền vượt hạn mức trên 05 héc ta.

Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền vượt hạn mức do thực hiện hành vi vi phạm. Trường hợp không thực hiện được việc trả lại đất đã nhận chuyển quyền thì Nhà nước thu hồi theo quy định của Luật Đất đai.

Câu 44. Chị Nguyễn Thị H thành phố Nam Định có hỏi: Hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

1. Hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.

Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai.

Câu 45. Anh Đỗ Đức L huyện Xuân Trường có hỏi: Hành vi vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tạiĐiều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP hành vi trên bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mà không thuộc các trường hợp khai báo không trung thực hay sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp khai báo không trung thực việc sử dụng đất hoặc tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận và việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị sai lệch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. ( Người thực hiện hành vi này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp Giấy chứng nhận đã cấp và thực hiện lại thủ tục hành chính về đất đai theo quy định)

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Người thực hiện hành vi này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện

Đối tượng vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng.

 

Cơ quan thiết lập Trang TTĐT: Sở Tư pháp tỉnh Nam Định. Giấy phép số 01/GP-STTTT cấp ngày 31/01/2019
Địa chỉ: 325 Đường Trường Chinh - TP. Nam Định. Điện thoại: (0228) 3849381
Bộ phận cấp phiếu Lý lịch tư pháp: 0228.3636606; Phòng Công chứng số 1: 0228.3528096
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản: 0228.3836335; Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước: 0228.3526669 
Designed by VNPT Nam Định
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang