Ngày
17 tháng 11 năm 2016, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành luật Đấu giá
tài sản số 01/2016/QH14. Luật bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.
Luật
này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản; đấu giá viên, tổ
chức đấu giá tài sản; thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản; xử lý
vi phạm, hủy kết quả đấu giá tài sản, bồi thường thiệt hại; quản lý nhà nước về
đấu giá tài sản.
Sau
đây là một số tình huống hỏi, đáp về Đấu giá tài sản:
Tình huống 1. Luật đấu giá tài sản quy định các tài sản
được pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá gồm các tài sản nào?
Trả
lời:
Luật
đấu giá tài sản được Quốc hội thông qua ngày 06/4/2016, trong đó tại Điều 4 quy
định các tài sản phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:
1. Tài sản mà pháp luật quy định phải bán
thông qua đấu giá, bao gồm:
a) Tài sản nhà nước theo quy định của pháp
luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
b) Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định
của pháp luật về đất đai;
d) Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp
luật về giao dịch bảo đảm;
đ) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp
luật về thi hành án dân sự;
e) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính;
g) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy
định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
h) Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh
doanh tại doanh nghiệp;
i) Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo
quy định của pháp luật về phá sản;
k) Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí
sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử
dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
l) Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo
quy định của pháp luật về khoáng sản;
m) Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu
rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng;
n) Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến
điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
o) Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của
khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ
chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
p) Tài sản khác mà pháp luật quy định phải
bán thông qua đấu giá.
2. Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức
tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
Tình huống 2. Pháp
luật quy định như thế nào về các nguyên tắc đấu giá tài sản?
Trả lời:
Tại
Điều 6, Luật Đấu giá tài sản quy định về các nguyên tắc đấu giá tài sản, bao
gồm:
1. Tuân thủ quy định của
pháp luật.
2. Bảo đảm tính độc lập,
trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu
giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.
4. Cuộc đấu giá phải do đấu
giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản
thực hiện.
Tình huống 3. Pháp luật quy định các hành
vi bị nghiêm cấm đối với đấu giá viên như thế nào?
Trả lời:
Tại khoản 1, Điều 9,
Luật đấu giá tài sản quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với đấu giá viên,
gồm:
1) Cho cá nhân, tổ chức khác
sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình;
2) Lợi dụng danh nghĩa đấu
giá viên để trục lợi;
3) Thông đồng, móc nối với
người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ
chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin
tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài
sản;
4) Hạn chế cá nhân, tổ chức
tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;
5) Vi phạm quy tắc đạo
đức nghề nghiệp đấu giá viên;
6) Các hành vi bị nghiêm cấm
khác theo quy định của luật có liên quan.
Tình huống 4. Pháp luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với
tổ chức đấu giá tài sản như thế nào?
Trả lời:
Tại khoản 2, Điều 9,
Luật đấu giá tài sản quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức đấu giá
tài sản, gồm:
1) Cho tổ chức khác sử dụng
tên, Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức mình để hành nghề đấu giá tài sản;
2) Thông đồng, móc nối với
người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ
chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin
tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài
sản;
3) Cản trở, gây khó khăn cho
người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu
giá;
4) Để lộ thông tin về người
đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi;
5) Nhận bất kỳ một khoản
tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ người có tài sản đấu giá ngoài thù lao dịch
vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, chi phí dịch
vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;
6) Các hành vi bị nghiêm cấm
khác theo quy định của luật có liên quan.
Tình huống 5. Pháp luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với
Hội đồng đấu giá tài sản như thế nào?
Trả lời:
Tại các điểm b, c, d và e khoản
2, Điều 9, Luật đấu giá
tài sản quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với Hội đồng đấu giá tài sản, gồm:
b) Thông đồng, móc nối với
người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ
chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin
tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài
sản;
c) Cản trở, gây khó khăn
cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc
đấu giá;
d) Để lộ thông tin về người
đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi;
e) Các hành vi bị nghiêm
cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
Tình huống 6. Pháp luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với
người có tài sản đấu giá như thế nào?
Trả lời:
Tại khoản 4, Điều 9,
Luật đấu giá tài sản quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người có tài sản đấu giá, gồm:
1) Thông đồng, móc nối với
đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch
thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu
giá tài sản;
2) Nhận bất kỳ một khoản
tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người
tham gia đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
3) Các hành vi bị nghiêm cấm
khác theo quy định của luật có liên quan.
Tình huống 7. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định tại
thời điểm nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản
1, Điều 8 Luật Đấu giá tài sản, giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định tại thời
điểm:
1) Trước khi ký kết hợp đồng
dịch vụ đấu giá tài sản;
2) Trước khi thành lập Hội
đồng đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
3) Trước khi tổ chức mà Nhà
nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức
tín dụng tự đấu giá.
Tình huống 8. Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như
thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản
2, Điều 8 Luật Đấu giá tài sản, giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau:
1) Đối với tài sản đấu giá
quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm được xác định theo
quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó;
2) Đối với tài sản đấu giá
quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này thì giá khởi điểm do người có tài sản
đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ
chức khác xác định.
Tình huống 9. Anh A sau
khi tốt nghiệp Đại học Luật đã vào làm công chứng viên cho Phòng công
chứng X được hơn 03 năm. A có ý muốn trở thành đấu giá viên nên muốn hỏi các
tiêu chuẩn đấu giá viên được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Tiêu
chuẩn đấu giá viên được quy định tại Điều 10 Luật đấu giá tài sản:
Đấu giá viên phải có đủ
các tiêu chuẩn sau đây:
-
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp
luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
-
Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên
ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
-
Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định (có thời gian làm việc trong lĩnh
vực được đào tạo từ 03 năm trở lên được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá.Thời
gian khóa đào tạo nghề đấu giá là 06 tháng. Người hoàn thành khóa đào tạo nghề
đấu giá được cơ sở đào tạo nghề đấu giá cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo
nghề đấu giá), trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định (Người đã
là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có
thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên. Người đã là thẩm phán, kiểm sát
viên, chấp hành viên).
-
Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Tình huống 10.
Chị B hỏi: Pháp luật quy định thời hạn
cấp Chứng chỉ hành nghề Đấu giá trong thời gian bao nhiêu ngày? Trong trường hợp chị B không đủ điều kiện để
cấp Chứng chỉ Đấu giá có được thông báo lý do hay không?
Trả
lời:
Theo
quy định tại Điều 14, Luật đấu giá tài sản, việc cấp Chứng chỉ hành nghề đấu
giá được quy định như sau:
-
Người đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp Chứng
chỉ hành nghề đấu giá đến Bộ Tư pháp và nộp phí theo quy định của pháp luật. Hồ
sơ bao gồm:
+
Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá;
+
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt
nghiệp đại học hoặc bằng trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật,
kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
+
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng
nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá;
+
Văn bản xác nhận đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá;
+
Phiếu lý lịch tư pháp;
+
Một ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm.
-
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp
quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá; trường hợp từ chối phải thông báo
lý do bằng văn bản. Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá có quyền
khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
-
Người có Chứng chỉ hành nghề đấu giá được Sở Tư pháp cấp Thẻ đấu giá viên theo
đề nghị của tổ chức đấu giá tài sản nơi người đó hành nghề. Thẻ đấu giá viên bị
thu hồi khi người đó bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định.
Chính
phủ quy định chi tiết việc cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên.
Tình huống 11. Pháp luật quy định những
người nào được miễn đào tạo nghề đấu giá?
Trả lời:
Theo
quy định tại Điều 12, Luật Đấu giá, những người được miễn đào tạo nghề đấu giá
gồm:
1. Người đã là luật sư, công chứng viên, thừa
phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở
lên;
2. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp
hành viên.
Tình
huống 12. Pháp luật quy định như thế nào về thời gian tập sự nghề đấu giá?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 13, Luật Đấu giá, thời gian tập sự
nghề đấu giá được quy định như sau:
Thời gian tập sự hành nghề
đấu giá là 06 tháng. Thời gian tập sự hành nghề đấu giá được tính từ ngày tổ
chức đấu giá tài sản thông báo danh sách người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ
chức mình cho Sở Tư pháp nơi tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở.
Tình huống 13. Pháp luật quy định những truường hợp nào không được
cấp chứng chỉ nghề đấu giá?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 15 Luật Đấu giá những trường hợp sau đây
không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá:
1. Không đủ tiêu chuẩn quy
định tại Điều 10 của Luật Đấu giá;
2. Đang là sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ, công chức,
viên chức, trừ trường hợp là công chức, viên chức được đề nghị cấp Chứng chỉ
hành nghề đấu giá để làm việc cho Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản;
3. Bị mất hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
4. Đang bị truy cứu trách
nhiệm hình sự; bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật; đã bị kết án mà
chưa được xóa án tích; đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội
về tham nhũng kể cả trường hợp đã được xóa án tích;
5. Đang bị áp dụng biện
pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt
buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Tình huống 14. Người đã được cấp Chứng chỉ
hành nghề đấu giá bị thu hồi Chứng chỉ trong những trường hợp nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản
1, Điều 16, Luật Đấu giá người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá bị thu
hồi Chứng chỉ đấu giá trong những trường hợp sau:
1) Thuộc một trong các
trường hợp quy định tại Điều 15 của Luật Đấu giá;
2) Không hành nghề đấu giá
tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này trong thời hạn 02 năm kể
từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá, trừ trường hợp bất khả kháng;
3) Bị xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do vi phạm quy
định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 9 của Luật này;
4) Thôi hành nghề theo
nguyện vọng;
5) Bị tuyên bố mất tích hoặc
tuyên bố là đã chết.
Tình huống 15. Việc thu hồi Chứng chỉ hành
nghề đấu giá được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản
2, Điều 16 Luật Đấu giá việc
thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
1) Trong thời hạn 20 ngày kể
từ ngày nhận được thông tin về người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
thuộc trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá quy định tại khoản 1 Điều
này, Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của tổ chức mà người đó đang hành nghề hoặc Sở
Tư pháp nơi thường trú trong trường hợp người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề
đấu giá nhưng chưa hành nghề có trách nhiệm tiến hành xem xét, xác minh;
2) Trong thời hạn 07 ngày
làm việc kể từ ngày có căn cứ khẳng định người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề
đấu giá thuộc trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá, Sở Tư pháp có
văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá của người đó kèm
theo giấy tờ có liên quan;
3) Trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết
định thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá. Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành
nghề đấu giá được gửi cho người bị thu hồi Chứng chỉ, tổ chức nơi người đó hành
nghề, Sở Tư pháp đã có văn bản đề nghị. Trường hợp không đủ căn cứ thu hồi
Chứng chỉ hành nghề đấu giá thì Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản cho cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan.
Tình huống 16. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu
giá theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều 16 của Luật Đấu giá được xem xét
cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá khi nào ?
Trả lời:
Theo khoản 1, Điều
17 Luật Đấu giá người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều 16 của Luật
Đấu giá được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá khi:
- Đáp ứng đủ các
tiêu chuẩn theo quy định:
+ Công dân Việt Nam
thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức
tốt;
+ Có bằng tốt nghiệp đại
học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán,
tài chính, ngân hàng;
+ Tốt nghiệp khóa đào
tạo nghề đấu giá;
+ Đạt yêu cầu kiểm tra
kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
- Lý do thu hồi Chứng
chỉ hành nghề đấu giá không còn.
Tình huống 17. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá do
không hành nghề đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật trong thời hạn 02
năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá được xem xét cấp lại Chứng
chỉ hành nghề đấu giá khi nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản
2, Điều 17, Luật Đấu giá: Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá do không
hành nghề đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật trong thời hạn 02 năm kể
từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá được xem xét cấp lại Chứng chỉ
hành nghề đấu giá sau 01 năm kể từ ngày bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá.
Tình huống 18. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá do thôi hành nghề
theo nguyện vọng được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá khi nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3, Điều 17 Luật Đấu
giá Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá do thôi hành nghề theo nguyện
vọng được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá khi có đề nghị cấp lại
Chứng chỉ hành nghề đấu giá.
Tình huống 19. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá nếu
bị mất Chứng chỉ hành nghề đấu giá hoặc Chứng chỉ hành nghề đấu giá bị hư hỏng
không thể sử dụng được thì có được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá
hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản
4, Điều 17 Luật Đấu giá người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá nếu bị
mất Chứng chỉ hành nghề đấu giá hoặc Chứng chỉ hành nghề đấu giá bị hư hỏng
không thể sử dụng được thì được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá.
Tình huống 20. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá không
được cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá trong các trường nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 5, Điều 17, Luật Đấu giá người
bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá không được cấp lại Chứng chỉ hành nghề
đấu giá trong các trường hợp sau đây:
1) Bị thu hồi Chứng chỉ
hành nghề đấu giá vì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính do vi phạm quy định về lợi dụng danh nghĩa đấu giá
viên để trục lợi và thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người
tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá
nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai
lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản.
2) Bị kết án về tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản, các tội về tham nhũng kể cả trường hợp đã được xóa án
tích.
Tình huống 21. Pháp luật quy định Đấu giá viên có những quyền nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 19, Luật Đấu giá, Đấu giá viên có các quyền
sau đây:
1) Hành nghề trên toàn lãnh
thổ Việt Nam;
2) Trực tiếp điều hành cuộc
đấu giá;
3) Truất quyền tham dự cuộc
đấu giá của người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều
9 của Luật này;
4) Dừng cuộc đấu giá khi
phát hiện có hành vi thông đồng, dìm giá hoặc gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu
giá và thông báo cho tổ chức đấu giá tài sản;
5) Điều hành cuộc đấu giá
theo hợp đồng giữa Hội đồng đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản nơi đấu
giá viên hành nghề trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng thực hiện hoặc tổ
chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu
của tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tự đấu giá;
6) Hướng dẫn, giám sát việc
tập sự của người tập sự hành nghề đấu giá;
7) Các quyền khác theo quy
định của pháp luật.
Tình huống 22. Pháp luật quy định Đấu giá viên có những nghĩa vụ
nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản
2, Điều 19, Luật Đấu giá, đấu viên có các nghĩa vụ sau đây:
1) Tuân thủ nguyên tắc,
trình tự, thủ tục đấu giá tài sản quy định của pháp luật;
2) Tuân theo Quy tắc đạo
đức nghề nghiệp đấu giá viên;
3) Chịu trách nhiệm trước
pháp luật, trước tổ chức đấu giá tài sản về cuộc đấu giá do mình thực hiện;
4) Chịu trách nhiệm về các
công việc do người tập sự hành nghề đấu giá mà mình hướng dẫn thực hiện quy
định tại khoản 3 Điều 13 của Luật này;
5) Tham gia bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
6) Các nghĩa vụ khác theo
quy định của pháp luật.
Tình huống 23. Để chuẩn bị
các thủ tục thành lập công ty, anh T muốn tìm hiểu điều kiện đăng ký hoạt động
của doanh nghiệp đấu giá tài sản. Pháp luật có quy định như thế nào về vấn đề
này?
Trả lời:
Theo Khoản 3, Điều 23, Luật đấu giá tài sản
năm 2016, điều kiện hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản được quy định
như sau:
1)
Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là
Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp
danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh
là đấu giá viên;
2)
Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động
đấu giá tài sản.
Tình huống 24. Anh S hỏi: Pháp luật có quy định cụ thể về hồ sơ đăng ký hoạt động đấu giá tài sản như thế
nào?
Trả lời:
Theo
khoản 1, Điều 25, Luật đấu giá tài sản quy định hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động
đấu giá bao gồm:
1) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động;
2)
Điều lệ của doanh nghiệp đối với công ty đấu giá hợp danh;
3)
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Chứng chỉ hành
nghề đấu giá của chủ doanh nghiệp đấu giá tư nhân, Chứng chỉ hành nghề đấu giá
của thành viên hợp danh, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp
danh;
4) Giấy
tờ chứng minh về trụ sở của doanh nghiệp đấu giá tài sản, cam kết bảo đảm cơ sở
vật chất, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động đấu giá tài sản.
Như
vậy, anh S phải đảm bảo nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định trên và gửi đến Sở Tư
pháp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và nộp phí theo quy định của pháp luật để đăng
ký hoạt động cho công ty.
Tình huống 25. Pháp luật quy định tổ chức
đấu giá tài sản có những quyền gì?
Trả lời:
Theo
quy định tại khoản 1, Điều 24, Luật Đấu giá, tổ chức đấu giá có các quyền sau
đây:
1) Cung cấp dịch vụ đấu giá
tài sản theo quy định của Luật này;
2) Tuyển dụng đấu giá viên
làm việc cho tổ chức theo quy định của pháp luật;
3) Yêu cầu người có tài sản
đấu giá cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, giấy tờ có liên quan đến tài sản
đấu giá;
3) Nhận thù lao dịch vụ đấu
giá, chi phí đấu giá tài sản theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
4) Cử đấu giá viên điều hành
cuộc đấu giá;
5) Thực hiện dịch vụ làm thủ
tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quản lý tài sản và dịch vụ khác
liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;
6) Xác định giá khởi điểm khi
bán đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này theo ủy quyền của
người có tài sản đấu giá;
7) Phân công đấu giá viên
hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá;
8) Đơn phương chấm dứt, hủy
bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch
vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định
của Luật này;
9) Các quyền khác theo quy
định của pháp luật.
Tình huống 26. Pháp luật quy định tổ chức
đấu giá tài sản có những nghĩa vụ gì?
Trả lời:
Theo
quy định tại khoản 2, Điều 24, Luật Đấu giá, tổ chức đấu giá có các nghĩa vụ
sau đây:
1) Thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên
tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm về kết quả đấu
giá tài sản;
b) Ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo quy
định tại Điều 34 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức cuộc đấu giá liên tục theo đúng
thời gian, địa điểm đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng;
d) Yêu cầu người có tài sản đấu giá giao tài
sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu
giá; trường hợp được người có tài sản đấu giá giao bảo quản hoặc quản lý thì
giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được
tài sản đấu giá;
đ) Bồi thường thiệt hại khi thực hiện đấu giá
theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ
đấu giá tài sản;
g) Lập Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng
ký đấu giá;
h) Đề nghị Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở
cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên;
i) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho
đấu giá viên của tổ chức theo quy định tại Điều 20 của Luật này;
k) Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở
danh sách đấu giá viên đang hành nghề, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ
chức;
l) Báo cáo Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở
về tổ chức, hoạt động hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu; đối
với doanh nghiệp có chi nhánh thì còn phải báo cáo Sở Tư pháp nơi chi nhánh của
doanh nghiệp đăng ký hoạt động;
m) Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra;
n) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp
luật.
Tình huống 27. M là đấu giá viên
điều hành cuộc đấu giá quyền sử dụng một mảnh đất gần trung tâm thành phố.
Vì thấy mảnh đất đẹp mà giá lại rẻ nên M có nói thông tin cho N là em ruột của
mình đăng ký tham gia đấu giá. Xin hỏi N có đủ điều
kiện tham gia hay không? Pháp luật về đấu giá tài sản quy định như thế nào?
Trả
lời:
Theo
Khoản 4, Điều 38, Luật đấu giá tài sản quy định những người sau đây không được
đăng ký tham gia đấu giá:
1)
Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người
tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi
của mình;
2)
Người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ,
vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu
giá; người trực tiếp giám định, định giá tài sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh
ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá tài sản;
3)
Người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định
bán tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết
định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật;
4)
Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người: được chủ sở hữu
tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản, người ký
hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của
người khác theo quy định của pháp luật;
5)
Người không có quyền mua tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật áp dụng
đối với loại tài sản đó.
Như
vậy, chiếu theo quy định trên, N là em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu
giá nên không được tham gia đăng ký tham gia đấu giá.
Tình huống 28. Trường hợp doanh nghiệp
đấu giá tài sản thay đổi nội dung đăng ký hoạt động về tên gọi, địa chỉ trụ sở,
chi nhánh, văn phòng đại diện, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
thì phải thực hiện những thủ tục gì?
Trả lời:
Theo
Khoản 1, Điều 26, Luật Đấu giá tài sản trường hợp doanh nghiệp đấu giá tài sản
thay đổi nội dung đăng ký hoạt động về tên gọi, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn
phòng đại diện, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì phải thực
hiện như sau:
1) Trong thời hạn 10
ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi, doanh nghiệp đấu giá tài sản gửi
giấy đề nghị thay đổi đến Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động;
2) Trong thời hạn 05
ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy đề nghị thay đổi, Sở Tư pháp quyết định
thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cho doanh nghiệp đấu giá tài sản; trường
hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Doanh nghiệp bị từ chối thay
đổi nội dung đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của
pháp luật.
Tình huống 29. Doanh nghiệp đấu giá tài
sản đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động do bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị
tiêu hủy dưới các hình thức khác thì pháp luật quy định phải thực hiện như thế
nào?
Trả lời:
Theo khoản 3, Điều 26,
Luật Đấu giá, trường hợp doanh nghiệp đấu giá tài sản đề nghị cấp lại Giấy đăng
ký hoạt động do bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới các hình thức
khác thì thực hiện như sau:
1) Doanh nghiệp đấu giá
tài sản gửi giấy đề nghị cấp lại Giấy đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp nơi
doanh nghiệp đăng ký hoạt động;
2) Trong thời hạn 07 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký
hoạt động cho doanh nghiệp đấu giá tài sản; trường hợp từ chối thì phải thông
báo lý do bằng văn bản. Doanh nghiệp bị từ chối cấp lại Giấy đăng ký hoạt động
có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Tình huống 30. Pháp luật quy định cơ quan có trách nhiệm
cung cấp thông tin về đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản là cơ
quan nào?
Trả lời:
Theo Điều 27, Luật Đấu giá tài sản quy định về cung cấp thông tin về
nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản như sau:
Trong thời hạn 07 ngày
làm việc kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký
hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản
cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp
đặt trụ sở; công bố nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp theo các nội dung chính sau:
- Tên doanh nghiệp đấu
giá tài sản;
- Địa chỉ trụ sở
của doanh nghiệp đấu giá tài sản, chi nhánh, văn phòng đại diện;
- Số, ngày cấp Giấy
đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động;
- Họ, tên, số Chứng
chỉ hành nghề đấu giá của chủ doanh nghiệp đấu giá tư nhân; họ, tên, số Chứng
chỉ hành nghề đấu giá của thành viên hợp danh, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của
công ty đấu giá hợp danh.
Tình huống 31. Việc công bố
nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản thực hiện như thế
nào?
Trả lời:
Theo Điều 28, Luật Đấu giá tài sản việc công
bố nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản thực hiện như
sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày
kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, doanh nghiệp đấu giá tài sản phải
đăng báo hàng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động trong
ba số liên tiếp về những nội dung chính sau đây:
a) Tên doanh nghiệp đấu giá
tài sản;
b) Địa chỉ trụ sở của doanh
nghiệp đấu giá tài sản, chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Số, ngày cấp Giấy đăng
ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động;
d) Họ, tên, số Chứng chỉ
hành nghề đấu giá của chủ doanh nghiệp đấu giá tư nhân; họ, tên, số Chứng chỉ
hành nghề đấu giá của thành viên hợp danh, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công
ty đấu giá hợp danh.
2. Trường hợp thay đổi nội
dung đăng ký hoạt động, doanh nghiệp đấu giá tài sản phải công bố những nội
dung thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Tình huống 32. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp đấu giá tài sản
được thành lập như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 30, Luật Đấu giá tài sản quy định về văn phòng đại diện
của doanh nghiệp đấu giá tài sản như sau:
1. Văn phòng đại diện
của doanh nghiệp đấu giá tài sản do doanh nghiệp thành lập trong hoặc ngoài
phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt
động. Văn phòng đại diện không được thực hiện việc đấu giá tài sản.
2. Trong thời hạn 05
ngày làm việc kể từ ngày thành lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thông
báo bằng văn bản về địa chỉ của văn phòng đại diện cho Sở Tư pháp nơi văn phòng
đại diện đặt trụ sở và Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
Tình huống 33. Doanh nghiệp đấu giá tài sản chấm dứt hoạt động
trong trường hợp nào?
Trả lời:
Điều 31, Luật Đấu giá
tài sản quy định về việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài
sản như sau:
1. Doanh nghiệp đấu giá
tài sản chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Giải thể;
b) Hợp nhất, bị sáp
nhập;
c) Phá sản;
d) Bị thu hồi Giấy đăng
ký hoạt động theo quy định:
- Không đáp ứng quy pháp
luật;
- Nội dung kê khai trong
hồ sơ đăng ký hoạt động là giả mạo;
- Ngừng hoạt động 01 năm
mà không thông báo với Sở Tư pháp nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động;
- Đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi không gửi báo cáo theo quy định mà tái phạm;
- Trường hợp khác theo
quyết định của Tòa án.
2. Trong thời hạn 07
ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp đấu giá tài sản chấm dứt hoạt động, Sở Tư
pháp thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan kế
hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở; công bố thông tin về việc chấm dứt
hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản trên cổng thông tin điện tử của Sở
Tư pháp.
Tình huống 34. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết như
thế nào?
Trả lời:
Điều 46 Luật Đấu
giá tài sản quy định về hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, phê duyệt kết quả đấu
giá tài sản như sau:
1. Kết quả đấu giá tài
sản là căn cứ để các bên ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc cơ sở để
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hợp đồng mua bán tài
sản đấu giá được ký kết giữa người có tài sản đấu giá với người trúng đấu giá
hoặc giữa người có tài sản đấu giá, người trúng đấu giá và tổ chức đấu giá tài
sản nếu các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hợp
đồng mua bán tài sản đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân
sự.
3. Người trúng đấu giá
được coi như chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá kể từ thời
điểm đấu giá viên công bố người trúng đấu giá, trừ trường hợp người trúng đấu
giá từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định của pháp luật hoặc
từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định của Luật đấu giá tài
sản. Kể từ thời điểm này, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo quy
định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Trình tự, thủ tục,
thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của
pháp luật có liên quan.
Tình huống 35. Pháp luật
quy định như thế nào về Quy chế cuộc đấu giá?
Trả lời:
Điều 34, Luật Đấu giá tài sản, Quy chế cuộc đấu giá được quy định
như sau:
1. Tổ chức đấu giá tài sản
ban hành Quy chế cuộc đấu giá áp dụng cho từng cuộc đấu giá trước ngày niêm yết
việc đấu giá tài sản.
2. Quy chế cuộc đấu giá bao
gồm những nội dung chính sau đây:
a) Tên tài sản hoặc danh
mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá; nơi có tài sản đấu giá;
giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá;
b) Thời gian, địa điểm xem
tài sản đấu giá;
c) Thời gian, địa điểm bán
hồ sơ tham gia đấu giá;
d) Giá khởi điểm của tài
sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm;
đ) Tiền mua hồ sơ tham gia
đấu giá, tiền đặt trước;
e) Thời gian, địa điểm,
điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá;
g) Thời gian, địa điểm tổ
chức cuộc đấu giá;
h) Hình thức đấu giá,
phương thức đấu giá;
i) Các trường hợp bị truất
quyền tham gia đấu giá; các trường hợp không được nhận lại tiền đặt trước.
3. Tổ chức đấu giá tài sản
có trách nhiệm thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá.
Tình huống 36. Pháp luật quy định như thế nào về niêm yết việc đấu
giá tài sản?
Trả lời:
Niêm yết việc đấu giá tài sản được quy định tại Điều 35, Luật Đấu
giá tài sản, cụ thể như sau:
1. Tổ chức đấu giá tài sản
niêm yết việc đấu giá tài sản như sau:
a) Đối với tài sản là động
sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở
của tổ chức mình, nơi trưng bày tài sản (nếu có) và nơi tổ chức cuộc đấu giá ít
nhất là 07 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá;
b) Đối với tài sản là bất
động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ
sở của tổ chức mình, nơi tổ chức cuộc đấu giá và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có
bất động sản đấu giá ít nhất là 15 ngày trước ngày mở cuộc đấu giá.
2. Các thông tin chính phải
niêm yết bao gồm:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức
đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá;
b) Các nội dung quy định
tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 34 của Luật này.
3. Tổ chức đấu giá tài sản
lưu tài liệu, hình ảnh về việc niêm yết đấu giá tài sản quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này trong hồ sơ đấu giá. Đối với trường hợp niêm yết tại Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá thì tổ chức đấu giá tài sản lưu tài
liệu, hình ảnh về việc niêm yết hoặc lập văn bản có xác nhận về việc niêm yết
của Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Ngoài việc niêm yết quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức đấu giá tài sản thực hiện thông
báo công khai việc đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 57 của Luật này theo
yêu cầu của người có tài sản đấu giá.
Tình huống 37.
Đấu giá được tổ chức thực hiện bằng các hình thức nào?
Trả lời:
Theo Khoản 1, Điều 40, Luật
Đấu giá tài sản, tổ chức đấu giá tài sản thỏa
thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn một trong các hình thức sau đây để
tiến hành cuộc đấu giá:
1) Đấu giá trực tiếp bằng
lời nói tại cuộc đấu giá;
2) Đấu giá bằng bỏ phiếu
trực tiếp tại cuộc đấu giá;
3) Đấu giá bằng bỏ phiếu
gián tiếp;
4) Đấu giá trực tuyến
Tình huống 38. Hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu
giá được pháp luật quy định
như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 41, Luật Đấu giá tài sản hình thức đấu giá trực tiếp
bằng lời nói tại cuộc đấu giá được quy định như sau:
1. Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá theo hình
thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá theo trình tự sau đây:
a) Giới thiệu bản thân, người giúp việc; công bố
danh sách người tham gia đấu giá và điểm danh để xác định người tham gia đấu
giá;
b) Đọc Quy chế cuộc đấu giá;
c) Giới thiệu từng tài sản đấu giá;
d) Nhắc lại mức giá khởi điểm trong trường hợp
công khai giá khởi điểm;
đ) Thông báo bước giá và khoảng thời gian tối
đa giữa các lần trả giá, đặt giá;
e) Phát số cho người tham gia đấu giá;
g) Hướng dẫn cách trả giá, chấp nhận giá
và trả lời Tình huống hỏi của
người tham gia đấu giá;
h) Điều hành việc trả giá, chấp nhận giá theo
quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Việc trả giá trong trường hợp đấu giá theo
phương thức trả giá lên được thực hiện
như sau:
a) Đấu giá viên yêu cầu người tham gia đấu giá
thực hiện việc trả giá;
b) Người tham gia đấu giá trả giá. Giá trả phải
ít nhất bằng giá khởi điểm trong trường hợp công khai giá khởi điểm. Người trả
giá sau phải trả giá cao hơn giá mà người trả giá trước liền kề đã trả;
c) Đấu giá viên công bố giá đã trả sau mỗi
lần người tham gia đấu giá trả giá và đề nghị những người tham gia đấu giá khác
tiếp tục trả giá;
d) Đấu giá viên công bố người đã trả giá cao
nhất là người trúng đấu giá sau khi nhắc lại ba lần giá cao nhất đã trả và cao
hơn giá khởi điểm mà không có người trả giá cao hơn.
3. Việc chấp nhận giá trong trường hợp đấu
giá theo phương thức đặt giá xuống được thực hiện như sau:
a) Đấu giá viên đưa ra giá để người tham gia
đấu giá chấp nhận giá. Người chấp nhận giá khởi điểm là người trúng đấu giá;
b) Đấu giá viên công bố mức giảm giá và tiến
hành đấu giá tiếp trong trường hợp không có người nào chấp nhận giá khởi điểm
hoặc mức giá đã giảm. Người chấp nhận mức giá đã giảm là người trúng đấu giá;
c) Trường hợp có từ hai người trở lên cùng
chấp nhận giá khởi điểm hoặc mức giá đã giảm thì đấu giá viên tổ chức bốc thăm
để chọn ra người trúng đấu giá.
Tình huống 39. Hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp được thực hiện theo trình tự nào?
Trả lời:
Theo Điều 43, Luật Đấu giá tài sản quy định hình thức đấu giá tài sản
bằng bỏ phiếu gián tiếp được thực hiện theo trình tự sau:
1. Khi đăng ký tham gia đấu giá, người tham
gia đấu giá được nhận phiếu trả giá, hướng dẫn về cách ghi phiếu, thời hạn nộp
phiếu trả giá và buổi công bố giá; được tổ chức đấu giá tài sản giới thiệu từng
tài sản đấu giá, nhắc lại giá khởi điểm trong trường hợp công khai giá khởi
điểm, trả lời Tình huống hỏi của người tham gia đấu giá và các nội dung khác
theo Quy chế cuộc đấu giá.
2. Phiếu trả giá của người tham gia đấu giá
phải được bọc bằng chất liệu bảo mật, có chữ ký của người trả giá tại các mép
của phong bì đựng phiếu. Phiếu trả giá được gửi qua đường bưu chính hoặc được
nộp trực tiếp và được tổ chức đấu giá tài sản bỏ vào thùng phiếu. Thùng phiếu
phải được niêm phong ngay khi hết thời hạn nhận phiếu.
3. Tại buổi công bố giá đã trả của người tham
gia đấu giá, đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá giới thiệu bản thân, người
giúp việc; đọc Quy chế cuộc đấu giá; công bố danh sách người tham gia đấu giá
và điểm danh để xác định người tham gia đấu giá; công bố số phiếu phát ra, số
phiếu thu về.
Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá mời ít
nhất một người tham gia đấu giá giám sát về sự nguyên vẹn của thùng phiếu. Nếu
không còn ý kiến nào khác về kết quả giám sát thì đấu giá viên tiến hành bóc
niêm phong của thùng phiếu.
Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá mời ít nhất
một người tham gia đấu giá giám sát sự nguyên vẹn của từng phiếu trả giá; tiến
hành bóc từng phiếu trả giá, công bố số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ,
công bố từng phiếu trả giá, phiếu trả giá cao nhất và công bố người có phiếu
trả giá cao nhất là người trúng đấu giá.
4. Trường hợp có từ hai người trở lên cùng
trả giá cao nhất thì ngay tại buổi công bố giá, đấu giá viên tổ chức đấu giá
tiếp giữa những người cùng trả giá cao nhất để chọn ra người trúng đấu giá. Đấu
giá viên quyết định hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói hoặc đấu giá bằng
bỏ phiếu trực tiếp. Nếu có người trả giá cao nhất không đồng ý đấu giá tiếp
hoặc không có người trả giá cao hơn thì đấu giá viên tổ chức bốc thăm để chọn
ra người trúng đấu giá.
Tình huống 40. Việc ghi biên bản đấu giá
tại cuộc đấu giá được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 44, Luật Đấu giá tài sản quy định về biên
bản đấu giá như sau:
1. Cuộc đấu giá chấm dứt khi đấu giá viên công
bố người trúng đấu giá hoặc khi đấu giá không thành theo quy định của pháp
luật.
2. Diễn biến của cuộc
đấu giá phải được ghi vào biên bản đấu giá. Biên bản đấu giá phải được lập tại
cuộc đấu giá và có chữ ký của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá, người ghi
biên bản, người trúng đấu giá, người có tài sản đấu giá, đại diện của những
người tham gia đấu giá. Trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài
sản thực hiện thì biên bản đấu giá còn phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng.
3. Người trúng đấu giá
từ chối ký biên bản đấu giá được coi như không chấp nhận giao kết hợp đồng mua
bán tài sản đấu giá hoặc không chấp nhận mua tài sản đấu giá đối với tài sản mà
theo quy định của pháp luật kết quả đấu giá tài sản phải được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
4. Biên bản đấu giá được
đóng dấu của tổ chức đấu giá tài sản; trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng
đấu giá tài sản thực hiện thì biên bản phải được đóng dấu của người có thẩm
quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản.
Tình huống 41. Pháp luật quy định việc chuyển hồ sơ
cuộc đấu giá được thực hiện như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 45, Luật
Đấu giá tài sản về chuyển hồ sơ cuộc đấu giá được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 01
ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản phải
ghi kết quả đấu giá tài sản vào Sổ đăng ký đấu giá tài sản và thông báo bằng
văn bản cho người có tài sản đấu giá. Trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu
giá tài sản thực hiện thì trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc
cuộc đấu giá, Hội đồng thông báo kết quả đấu giá tài sản bằng văn bản cho người
có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng.
2. Trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản hoặc
Hội đồng đấu giá tài sản chuyển kết quả đấu giá tài sản, biên bản đấu giá, danh
sách người trúng đấu giá cho người có tài sản đấu giá để ký hợp đồng mua bán
tài sản đấu giá hoặc cho cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt kết quả đấu giá tài
sản, hoàn thiện các thủ tục liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tình huống 42. Người có tài sản đấu giá có quyền gì?
Trả lời:
Theo Khoản 1, Điều 47, Luật Đấu giá tài sản người có tài sản đấu
giá có các quyền sau đây:
1) Giám sát quá trình tổ
chức thực hiện việc đấu giá;
2) Tham dự cuộc đấu giá;
3) Yêu cầu tổ chức đấu
giá tài sản dừng việc tổ chức đấu giá khi có căn cứ cho rằng tổ chức đấu giá
tài sản có hành vi vi phạm: Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá,
người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu
giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá,
làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản và cản trở, gây khó
khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia
cuộc đấu giá;
4) Yêu cầu đấu giá viên điều
hành cuộc đấu giá dừng cuộc đấu giá khi có căn cứ cho rằng đấu giá viên có hành
vi vi phạm quy định thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người
tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá
nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai
lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản; người tham gia đấu giá có hành
vi vi phạm quy định về thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá
tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ
chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản; Cản trở hoạt
động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá và đe dọa, cưỡng ép
đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài
sản;
5) Đơn phương chấm dứt,
hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc
đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài
sản đấu giá vô hiệu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về dân
sự;
6) Các quyền khác theo
quy định của pháp luật.
Tình huống 43. Người có tài sản đấu giá có nghĩa vụ gì?
Trả lời:
Theo Khoản 2, Điều 47, Luật Đấu giá tài sản người có tài sản đấu
giá có các quyền sau đây:
1) Chịu trách nhiệm về
tài sản đưa ra đấu giá;
2) Ký hợp đồng mua bán
tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài
sản;
3) Giao tài sản và các
giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá theo
thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp
luật;
4) Báo cáo cơ quan có
thẩm quyền về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, diễn biến cuộc đấu giá và
kết quả đấu giá tài sản trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước;
5) Các nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật.
Tình huống 44. Người trúng đấu giá tài sản có các quyền gì?
Trả lời:
Theo Khoản 1, Điều 48, Luật Đấu giá tài sản người trúng đấu giá
tài sản có các quyền như sau:
a) Yêu cầu người có tài
sản đấu giá ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật;
b) Được nhận tài sản đấu
giá, có quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật;
c) Được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đấu giá
đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp
luật;
d) Các quyền khác theo
thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp
luật.
Tình huống 45. Người trúng đấu giá tài sản có các nghĩa vụ gì?
Trả lời:
Theo Khoản 2, Điều 48,
Luật Đấu giá tài sản người trúng đấu giá tài sản có các nghĩa vụ như sau:
1) Ký biên bản đấu giá,
hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;
2) Thanh toán đầy đủ
tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp
đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan;
3) Các nghĩa vụ khác
theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của
pháp luật.
Tình huống 46. Pháp luật quy định các trường hợp nào đấu giá không
thành?
Trả lời:
Theo Khoản 1, Điều 52, Luật Đấu giá tài sản, các trường hợp đấu giá không
thành bao gồm:
1) Đã hết thời hạn đăng ký
mà không có người đăng ký tham gia đấu giá;
2) Tại cuộc đấu giá không có
người trả giá hoặc không có người chấp nhận giá;
3) Giá trả cao nhất mà vẫn
thấp hơn giá khởi điểm trong trường hợp không công khai giá khởi điểm và cuộc
đấu giá được thực hiện theo phương thức trả giá lên;
4) Người trúng đấu giá từ chối
ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này;
5) Người đã trả giá rút lại
giá đã trả, người đã chấp nhận giá rút lại giá đã chấp nhận theo quy định tại
Điều 50 của Luật này mà không có người trả giá tiếp;
6) Trường hợp từ chối kết
quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
7) Đã hết thời hạn đăng ký
mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản
quy định tại Điều 59 của Luật
Tình huống 47. Pháp luật có quy định gì về hội đồng đấu giá tài
sản?
Trả lời:
Theo Điều 60, Luật Đấu
giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản được quy định như sau:
1. Người có tài sản đấu giá
mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá quyết định thành lập Hội đồng
đấu giá tài sản để đấu giá tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Luật quy định việc đấu
giá tài sản do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện;
b) Không lựa chọn được tổ
chức đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 56 của Luật này.
2. Người có thẩm quyền
quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt
động của Hội đồng.
3. Hội đồng đấu giá tài sản
gồm ba thành viên trở lên; Chủ tịch Hội đồng là người có tài sản đấu giá hoặc
người được ủy quyền; thành viên của Hội đồng là đại diện cơ quan tài chính, cơ
quan tư pháp cùng cấp, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của
pháp luật. Hội đồng đấu giá tài sản có thể ký hợp đồng với tổ chức đấu giá tài
sản để cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá.
Tình huống 48. Pháp luật quy định kết quả
đấu giá tài sản bị hủy trong trường hợp nào?
Trả lời:
Theo Điều 72, Luật
Đấu giá tài sản kết quả đấu giá tài sản bị hủy trong các trường hợp như
sau:
1. Theo thỏa thuận giữa
người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá về
việc hủy kết quả đấu giá tài sản hoặc giữa người có tài sản đấu giá và người
trúng đấu giá về việc hủy giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, hủy bỏ hợp
đồng mua bán tài sản đấu giá, trừ trường hợp gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng
đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
2. Hợp đồng dịch vụ đấu
giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo
quy định của pháp luật về dân sự trong trường hợp người trúng đấu giá có hành
vi vi phạm quy định thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài
sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ chức
khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
3. Hợp đồng dịch vụ đấu
giá tài sản bị hủy bỏ theo quy định;
- Tổ chức không có chức
năng hoạt động đấu giá tài sản mà tiến hành cuộc đấu giá hoặc cá nhân không
phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ trường hợp cuộc đấu giá do
Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện;
- Tổ chức đấu giá tài
sản cố tình cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định
của pháp luật tham gia đấu giá và trúng đấu giá;
- Tổ chức đấu giá tài
sản có một trong các hành vi: không thực hiện việc niêm yết đấu giá tài sản;
không thông báo công khai việc đấu giá tài sản; thực hiện không đúng quy định
về bán hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá; cản
trở, hạn chế người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá;
- Tổ chức đấu giá tài
sản thông đồng, móc nối với người tham gia đấu giá trong quá trình tổ chức đấu
giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá
hoặc kết quả đấu giá tài sản;
- Tổ chức đấu giá tài
sản tổ chức cuộc đấu giá không đúng quy định về hình thức đấu giá, phương thức
đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.
4. Người có tài sản đấu
giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu
giá viên có hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá trong quá trình tham gia đấu
giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá
hoặc kết quả đấu giá tài sản;
5. Theo quyết định của
người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đấu giá tài sản
nhà nước khi có một trong các căn cứ quy định tại điểm 3 trên.
Tình huống 49. Người có tài sản có quyền từ chối xem xét, đánh giá
hồ sơ của tổ chức đấu giá tài sản trong trường hợp có cơ sở xác định tổ chức đấu giá tài
sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí
trong hồ sơ lựa chọn tổ chức đấu giá
không?
Trả lời:
Theo Khoản
7, Điều 5, Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp ngày 08/02/2022 về
hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá: Trường hợp có cơ sở xác định
tổ chức đấu giá tài sản cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông
tin về tiêu chí trong hồ sơ thì người có tài sản từ chối xem xét, đánh giá hồ
sơ của tổ chức đấu giá tài sản đó.
Tình huống 50. Sau khi có kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản mà
người có tài sản nhận được thông tin của cơ quan, tổ chức có thẩm khẳng định tổ
chức đấu giá tài sản được lựa chọn cố ý cung cấp thông tin không chính xác
trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn thì xử lý
như thế nào?
Trả lời:
Theo Khoản
2, Điều 6, Thông tư 02/2022/TT-BTP của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp ngày 08/02/2022, sau khi có kết quả lựa chọn tổ chức đấu
giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mà người có tài sản nhận được thông
tin của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc có kết quả xác minh khẳng định tổ
chức đấu giá tài sản được lựa chọn cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc
giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ đăng ký tham gia lựa chọn thì thực
hiện như sau:
1) Trường hợp chưa ký hợp
đồng dịch vụ đấu giá tài sản thì người có tài sản đấu giá hủy bỏ kết quả lựa
chọn tổ chức đấu giá tài sản đó.
2) Trường hợp đã ký hợp đồng
dịch vụ đấu giá tài sản và tổ chức đấu giá tài sản chưa nhận hồ sơ tham gia đấu
giá của người tham gia đấu giá thì người có tài sản đấu giá hủy bỏ kết quả lựa
chọn tổ chức đấu giá tài sản đồng thời đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
dịch vụ đấu giá tài sản đối với tổ chức đấu giá tài sản đó.
3) Trường hợp đã ký hợp đồng
dịch vụ đấu giá tài sản và tổ chức đấu giá tài sản đã nhận hồ sơ tham gia đấu
giá của người tham gia đấu giá thì người có tài sản đấu giá xem xét, quyết định
hủy bỏ kết quả lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và chấm dứt hợp đồng dịch vụ
đấu giá tài sản nếu hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản có thỏa thuận về vấn đề
này hoặc đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo
quy định của pháp luật.