Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN CÔNG TẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
Lượt xem: 10965

Căn cứ Luật quản lý, sử dụng tài sản công số 15/2017/QH14 ngày 21/6/2017;

Căn cứ Luật đấu giá tài sản số 01/2016/QH14 ngày 17/11/2016;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.

Tình huống 1. Chị Trần Thị Tuyết huyện Nam Trực có hỏi: Pháp luật quy định thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước theo hình thức bán như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Điều 28 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công theo hình thức bán được thực hiện như sau:

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp quyết định thanh lý tài sản công theo hình thức bán tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương;

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công theo hình thức bán tại cơ quan nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.

Tình huống 2. Chị Nguyễn Kim Lan huyện Ý Yên có hỏi: Pháp luật quy định thẩm quyền quyết định bán tài sản công tại cơ quan nhà nước trong các trường hợp thu hồi tài sản công tại cơ quan Nhà nước, không còn nhu cầu hoặc giảm nhu cầu sử dụng, sắp xếp việc quản lý và sử dụng tài sản công như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 22 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017.

Thẩm quyền quyết định bán tài sản công được quy định như sau:

- Thủ tướng Chính phủ quyết định bán trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý có nguyên gia theo sổ kế toán từ 500 tỷ đồng trở lên theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương có liên quan và ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bán;

- Bộ trưởng Bộ tài chính quyết định bán trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 tỷ đồng theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bán;

Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất trong nguyên giá tài sản để xác định thẩm quyền trong 2 trường hợp trên được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyết định bán tài sản công không phải trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương;

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Trường hợp phân cấp thẩm quyền bán tài sản là trụ sở làm việc, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Tình huống 3. Chị Nguyễn Thị Kim huyện Vụ Bản có hỏi: Hồ sơ đề nghị bán tài sản công của cơ quan nhà nước có tài sản công gửi cơ quan cấp trên để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét quyết định việc bán tài sản công gồm những văn bản nào? Thời hạn để cơ quan, người có thẩm quyền xem xét quyết định bán tài sản công hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị bán không phù hợp là bao lâu?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Hồ sơ đề nghị bán tài sản công bao gồm:

- Văn bản đề nghị bán tài sản công của cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản công (trong đó nêu rõ hình thức bán, trách nhiệm tổ chức bán tài sản, việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ việc bán tài sản): 01 bản chính;

- Văn bản đề nghị bán tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;

- Danh mục tài sản đề nghị bán (chủng loại; số lượng; tình trạng; nguyên giá; giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại; lý do bán): 01 bản chính;

- Ý kiến của cơ quan chuyên môn về quy hoạch sử dụng đất (trong trường hợp bán trụ sở làm việc): 01 bản sao;

- Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị bán tài sản (nếu có): 01 bản sao.

Theo khoản 2 Điều 23 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Thời hạn để cơ quan, người có thẩm quyền xem xét quyết định bán tài sản công hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị bán không phù hợp là 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Tình huống 4. Anh Đỗ Thanh Công huyện Hải Hậu có hỏi: Nội dung chủ yếu của Quyết định bán tài sản công gồm những gì?

Trả lời:

Căn cứ 2 Điều 23 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Nội dung chủ yếu của Quyết định bán tài sản công gồm:

- Cơ quan nhà nước có tài sản bán;

- Danh mục tài sản được bán (chủng loại; số lượng; nguyên giá; giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do bán);

- Phương thức bán tài sản (trường hợp tài sản là trụ sở làm việc, xe ô tô, tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 250 triệu đồng trở lên/ 1 đơn vị tài sản thì ghi phương thức là đấu giá; trường hợp tài sản có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 250 triệu đồng/1 đơn vị tài sản thì giao người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quyết định phương thức đấu giá, niêm yết giá hoặc chỉ định căn cứ vào giá trị đánh giá lại và quy định của pháp luật);

- Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công;

- Quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản;

Tình huống 5. Anh Nguyễn Văn Nam huyện Nam Trực có hỏi: Những cơ quan nào được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công tại cơ quan nhà nước?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3 Điều 23 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bán tài sản công quyết định giao cơ quan nhà nước có tài sản công hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công theo quy định của pháp luật tổ chức bán tài sản công;

Việc giao trách nhiệm tổ chức bán tài sản công cho cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công theo quy định của pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công theo theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính công tổ chức bán đối với tài sản công do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ tài chính quyết định bán;

- Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công theo theo thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương tổ chức bán đối với những tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định bán;

- Sở tài chính tổ chức bán đối với tài sản công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bán;

- Phòng Tài chính- Kế hoạch tổ chức bán đối với tài sản công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bán.

Tình huống 6. Ủy ban nhân dân huyện V có hỏi: Thời hạn cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công tại cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện việc bán tài sản được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 4 Điều 23 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Trong thời hạn 60 ngày (đối với trụ sở làm việc), 30 ngày (đối với tài sản khác), kể từ ngày có quyết định bán của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bán theo quy định của pháp luật.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản công bao gồm: Cơ quan nhà nước có tài sản công hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công theo quy định của pháp luật tổ chức bán tài sản công;

Việc giao trách nhiệm tổ chức bán tài sản công cho cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công theo quy định của pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công theo theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính công tổ chức bán đối với tài sản công do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ tài chính quyết định bán;

- Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công theo theo thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương tổ chức bán đối với những tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định bán;

- Sở tài chính tổ chức bán đối với tài sản công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bán;

- Phòng Tài chính- Kế hoạch tổ chức bán đối với tài sản công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bán.

Tình huống 7. Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện N có hỏi: Việc xác định giá khởi điểm để tổ chức bán tài sản công tại cơ quan nhà nước theo hình thức đấu giá được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Việc xác định giá khởi điểm để tổ chức bán tài sản công theo hình thức đấu giá được quy định như sau:

- Đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định giá tài sản, gửi Sở Tài chính (nơi có tài sản), Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá khởi điểm. Trường hợp không thuê được tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá thì Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thành lập Hội đồng để xác định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá khởi điểm.

- Giá khởi điểm của tài sản trên đất phải bảo đảm phù hợp với giá trị thực tế còn lại theo kết quả đánh giá lại; giá khởi điểm của quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc được xác định phù hợp với giá chuyển nhượng quyn sử dụng đất phổ biến trên thị trường theo mục đích sử dụng mới của khu đất tại thời điểm có quyết định bán của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định hiện hành về xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê, không thấp hơn giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tương ứng với mục đích sử dụng mới nhân (x) với hệ số điều chỉnh giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

- Đối với tài sản công không thuộc phạm vi quy định trên, người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật thành lập Hội đồng để xác định giá khởi điểm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định để làm căn cứ quyết định giá khởi điểm.

- Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá phải bảo đảm phù hợp với giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ tại thời điểm xác định giá.

- Giá tài sản được xác định tại các trường hợp trên không bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).

 Tình huống 8. Ủy ban nhân dân huyện T có hỏi: Thành phần hội đồng xác định giá khởi điểm để tổ chức bán tài sản công tại cơ quan nhà nước theo hình thức đấu giá được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 8 Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017,

- Thành phần Hội đồng để xác định giá khởi điểm đối với tài sản là trụ sở làm việc bao gồm:

+ Lãnh đạo Sở Tài chính - Chủ tịch Hội đồng;

+ Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc (nếu có);

+ Đại diện cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản;

+ Các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá.

- Thành phần Hội đồng để xác định giá khởi điểm đối với tài sản không phải là trụ sở làm việc bao gồm:

+ Lãnh đạo cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản hoặc người được ủy quyền - Chủ tịch Hội đồng;

+ Đại diện bộ phận chuyên môn về giá hoặc tài chính của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có); trường hợp không có cơ quan quản lý cấp trên thì mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp;

+ Đại diện bộ phận chuyên môn về giá hoặc tài chính, kế toán của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản;

+ Các thành viên khác do người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá.

Tình huống 9. Anh Trần Văn Hà huyện Hải Hậu có hỏi: Những trường hợp nào không được tham gia đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước?

Trả lời:

Theo khoản 3 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Theo khoản 4 Điều 38 Luật đấu giá tài sản năm 2016;

Những người không được đăng ký tham gia đấu giá tài sản công bao gồm:

Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

Người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá; người trực tiếp giám định, định giá tài sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá tài sản;

Người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật;

Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của Người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật;

Người không có quyền mua tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó.

Tình huống 10. Ủy ban nhân dân huyện N có hỏi: Việc lựa chọn tổ chức đấu giá để tổ chức đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 56 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Việc lựa chọn tổ chức đấu giá được quy định như sau:

- Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền về việc đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.

- Thông báo công khai về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản có các nội dung chính sau đây:

Tên, địa chỉ của người có tài sản đấu giá;

Tên tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá;

Giá khởi điểm của tài sản đấu giá;

Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật;

Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký tham gia tổ chức đấu giá.

- Người có tài sản đấu giá căn cứ hồ sơ tham gia tổ chức đấu giá của tổ chức đấu giá tài sản, tiêu chí theo quy định của pháp luật để lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và chịu trách nhiệm về việc lựa chọn.

- Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản bao gồm:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá;

Phương án đấu giá khả thi, hiệu quả;

Năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản;

Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp;

Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố;

Các tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá do người có tài sản đấu giá quyết định.

- Trường hợp pháp luật quy định việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu thì thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về đấu thầu.

Tình huống 11. Ủy ban nhân dân huyện H có hỏi: Trường hợp không thuê được tổ chức đấu giá tài sản thì cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước phải xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 4, khoản 5 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Trường hợp không thuê được tổ chức đấu giá tài sản thì thành lập hội đồng để đấu giá;

Hội đồng đấu giá tài sản công gồm ba thành viên trở lên. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền; thành viên của Hội đồng là đại diện cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp cùng cấp, đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.

Tình huống 12. Anh Bùi Văn Minh huyện Trực Ninh có hỏi: Việc niêm yết việc đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước được tổ chức đấu giá tài sản thực hiện như thế nào?

Trả lời:

- Theo khoản 1, khoản 3 Điều 35 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Đối với tài sản là động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi trưng bày tài sản (nếu có) và nơi tổ chức cuộc đấu giá ít nhất là 07 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá;

Đối với tài sản là bất động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi tổ chức cuộc đấu giá và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá ít nhất là 15 ngày trước ngày mở cuộc đấu giá;

Tổ chức đấu giá tài sản lưu tài liệu, hình ảnh về việc niêm yết đấu giá tài sản trong hồ sơ đấu giá. Đối với trường hợp niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá thì tổ chức đấu giá tài sản lưu tài liệu, hình ảnh về việc niêm yết hoặc lập văn bản có xác nhận về việc niêm yết của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Trường hợp áp dụng thủ tục rút gon theo quy định của pháp luật,

Đối với tài sản là động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản ít nhất là 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá;

Đối với tài sản là bất động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá.

Tình huống 13. Chị Trần Thị Mai Ngọc huyện Nghĩa Hưng có hỏi: Việc thông báo công khai việc đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước được tổ chức đấu giá tài sản thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 57 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Đối với tài sản đấu giá là động sản có giá khởi điểm từ năm mươi triệu đồng trở lên và bất động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải thông báo công khai ít nhất hai lần trên báo in hoặc báo hình của trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản đấu giá và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản; mỗi lần thông báo công khai cách nhau ít nhất 02 ngày làm việc.

Trường hợp đấu giá theo thủ tục rút gọn theo quy định của pháp luật thì tổ chức đấu giá tài sản thông báo công khai một lần việc đấu giá tài sản trên báo in hoặc báo hình của trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản đấu giá.

Thời gian thông báo công khai lần thứ hai ít nhất là 07 ngày làm việc đối với tài sản là động sản, 15 ngày đối với tài sản là bất động sản trước ngày mở cuộc đấu giá. Việc thông báo công khai đối với thủ tục rút gọn được thực hiện đồng thời với việc niêm yết đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.

Tổ chức đấu giá tài sản lưu tài liệu, hình ảnh về việc thông báo công khai theo quy định của pháp luật trong hồ sơ đấu giá.

Tình huống 14. Anh Vũ Tuấn Đạt huyện Hải Hậu có hỏi: Thông tin về việc đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước ngoài việc được niêm yết, thông báo công khai theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản thì có phải đăng tải ở đâu nữa không?

Trả lời:

Theo khoản 6 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Thông tin về việc đấu giá tài sản công ngoài việc được niêm yết, thông báo công khai theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản thì còn được đăng tải trên Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công hoặc Trang thông tin điện tử về tài sản công.

Tình huống 15. Chị Hoàng Thị Mai huyện Mỹ Lộc có hỏi: Các thông tin chính về việc đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước phải niêm yết là những thông tin gì?

Trả lời:

Theo Khoản 2 Điều 35 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Các thông tin chính phải niêm yết bao gồm:

Tên, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá;

Tên tài sản hoặc danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá; nơi có tài sản đấu giá; giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá;

Thời gian, địa điểm xem tài sản đấu giá;

Thời gian, địa điểm bán hồ sơ tham gia đấu giá;

Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm;

Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước;

Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá;

Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá;

Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá.

Tình huống 16. Chị Trần Thị Hòa huyện Xuân Trường có hỏi: Nội dung về việc đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước phải thông báo công khai là những nội dung gì?

Trả lời:

Theo khoản 4 Điều 57 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Nội dung thông báo công khai việc đấu giá bao gồm:

Tên, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá;

Thời gian, địa điểm đấu giá tài sản;

Tên tài sản, nơi có tài sản đấu giá;

Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm; tiền đặt trước;

Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá.

Tình huống 17. Chị Trần Thị Thủy huyện Trực Ninh có hỏi: Việc đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước có được thực hiện theo phương thức đặt giá xuống không?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 58 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Việc đấu giá tài sản chỉ được thực hiện theo phương thức trả giá lên đối với những tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá;

Theo khoản 1 Điều 4 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:

Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;

Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;

Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;

Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;

Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;

Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;

Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.

Vì vậy: Việc đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước không được thực hiện theo phương thức đặt giá xuống.

Tình huống 18. Anh Hoàng Văn Nam thành phố Nam Định có hỏi: Quy định về việc đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá có được áp dụng đối với việc đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước hay không?

Trả lời:

Theo Điều 59 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Việc đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá theo quy định của pháp luật không áp dụng đối với các tài sản sau đây:

- Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

- Quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Tài sản khác mà pháp luật quy định không đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá.

Vì vậy: Quy định về việc đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá không được áp dụng đối với việc đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước.

Tình huống 19. Anh Trần Văn Tín huyện Giao Thủy có hỏi: Người có tài sản đấu giá có bắt buộc phải công khai giá khởi điểm trong trường hợp tổ chức đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước hay không?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 58 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Người có tài sản đấu giá phải công khai giá khởi điểm đối với những tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:

Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;

Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;

Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;

Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;

Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;

Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;

Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.

Vì vậy: Người có tài sản đấu giá phải công khai giá khởi điểm trong trường hợp tổ chức đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước.

Tình huống 20. Anh Lê Văn Thành huyện Nam Trực có hỏi: Việc xem tài sản khi tổ chức đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 36 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến ngày mở cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cho người tham gia đấu giá được trực tiếp xem tài sản hoặc mẫu tài sản trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 02 ngày. Trên tài sản hoặc mẫu tài sản phải ghi rõ tên của người có tài sản đấu giá và thông tin về tài sản đó.

Kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến ngày mở cuộc đấu giá, đối với tài sản đấu giá là quyền tài sản hoặc tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cho người tham gia đấu giá được xem giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và tài liệu liên quan trong khoảng thời gian liên tục ít nhất là 02 ngày.

Tình huống 21. Chị Đặng Hoài Thương huyện Vụ Bản có hỏi: Pháp luật quy định địa điểm tổ chức đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nuowcs như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 37 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Cuộc đấu giá được tổ chức tại trụ sở của tổ chức đấu giá tài sản, nơi có tài sản đấu giá hoặc địa điểm khác theo thỏa thuận của người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tình huống 22. Anh Trịnh Đức Hùng thành phố Nam Định có hỏi: Pháp luật quy định việc nộp tiền đặt trước của người tham gia đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 39 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là năm phần trăm và tối đa là hai mươi phần trăm giá khởi điểm của tài sản đấu giá.

Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp khoản tiền đặt trước có giá trị dưới năm triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá tài sản. Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.

Tổ chức đấu giá tài sản chỉ được thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản và người tham gia đấu giá có thỏa thuận khác nhưng phải trước ngày mở cuộc đấu giá. Tổ chức đấu giá tài sản không được sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá vào bất kỳ mục đích nào khác.

Tình huống 23. Chị Trần Thu Hà huyện Nghĩa Hưng có hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về việc xử lý khoản tiền đặt trước của người tham gia đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước?

Trả lời:

Theo khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 39 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

- Người tham gia đấu giá có quyền từ chối tham gia cuộc đấu giá và được nhận lại tiền đặt trước trong trường hợp có thay đổi về giá khởi điểm, số lượng, chất lượng tài sản đã niêm yết, thông báo công khai; trường hợp khoản tiền đặt trước phát sinh lãi thì người tham gia đấu giá được nhận tiền lãi đó.

- Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm trả lại khoản tiền đặt trước và thanh toán tiền lãi (nếu có) trong trường hợp người tham gia đấu giá không trúng đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá hoặc trong thời hạn khác do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong các trường hợp theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tiền đặt cọc thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

* Người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong các trường hợp sau đây:

Đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc đấu giá, buổi công bố giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng;

Bị truất quyền tham gia đấu giá do có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;

Từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định;

Rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận theo quy định;

Từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định.

* Tiền đặt trước của những người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước, được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản.

Tình huống 24. Anh Đỗ Thanh Hải thành phố Nam Định hỏi: Đối với việc đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước mà tại cuộc đấu giá, buổi công bố giá người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả thì xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1, 2 và 4 Điều 50 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Theo điểm d, khoản 6 Điều 39 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Tại cuộc đấu giá thực hiện bằng phương thức trả giá lên theo hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói hoặc đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá, nếu người đã trả giá cao nhất rút lại giá đã trả trước khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá thì cuộc đấu giá vẫn tiếp tục và bắt đầu từ giá của người trả giá liền kề trước đó.

Tại buổi công bố giá đã trả của người tham gia đấu giá trong trường hợp đấu giá theo hình thức bỏ phiếu gián tiếp, nếu người đã trả giá cao nhất rút lại giá đã trả trước khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá thì cuộc đấu giá vẫn tiếp tục và bắt đầu từ giá của người trả giá liền kề. Đấu giá viên quyết định hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói hoặc đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp.

Người rút lại giá đã trả hoặc rút lại giá đã chấp nhận quy định tại các khoản bị truất quyền tham gia cuộc đấu giá và không được nhận lại khoản tiền đặt trước tham gia đấu giá, khoản tiền này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản.

Tình huống 25. Chị Đoàn Thị Mỹ huyện Giao Thủy có hỏi: Đối với việc đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước mà tại cuộc đấu giá, buổi công bố giá người được công bố trúng đấu giá từ chối kết quả trúng đấu giá thì xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 51 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Theo điểm đ, khoản 6 Điều 39 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Trường hợp sau khi đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá đã công bố người trúng đấu giá mà tại cuộc đấu giá người này từ chối kết quả trúng đấu giá thì người trả giá liền kề là người trúng đấu giá, nếu giá liền kề đó cộng với khoản tiền đặt trước ít nhất bằng giá đã trả của người từ chối kết quả trúng đấu giá và người trả giá liền kề chấp nhận mua tài sản đấu giá.

Trường hợp giá liền kề cộng với khoản tiền đặt trước nhỏ hơn giá đã trả của người từ chối kết quả trúng đấu giá hoặc người trả giá liền kề không chấp nhận mua tài sản đấu giá thì cuộc đấu giá không thành.

Người từ chối kết quả trúng đấu giá không được nhận lại khoản tiền đặt trước tham gia đấu giá, khoản tiền này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản.

Tình huống 26. Anh Nguyễn Hoài Nam thành phố Nam Định có hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về việc ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đối với tài sản đấu giá là tài sản công tại cơ quan nhà nước?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Theo quy định tại khoản 6 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết giữa người có tài sản đấu giá với người trúng đấu giá hoặc giữa người có tài sản đấu giá, người trúng đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản nếu các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự;

Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá phải được gửi cho chủ tài khoản tạm giữ.

Chủ tài khoản tạm giữ gồm:

- Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công theo quy định của pháp luật làm chủ tài khoản tạm giữ Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xử lý;

- Sở Tài chính làm chủ tài khoản tạm giữ được từ xử lý tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền cấp tỉnh quyết định xử lý; tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ tài sản công quy định tại điểm a khoản này;

- Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện làm chủ tài khoản tạm giữ từ xử lý tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định xử lý.

Tình huống 27. Chị Phạm Thị Thà huyện Hải Hậu có hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về thời hạn thanh toán tiền mua tài sản đối với người trúng đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước?

Trả lời:

Theo khoản 7 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Trong thời hạn 90 ngày (trường hợp bán trụ sở làm việc), 05 ngày làm việc (trường hợp bán tài sản khác), kể từ ngày ký Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, người trúng đấu giá có trách nhiệm thanh toán tin mua tài sản cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật nộp tiền vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tiền bán tài sản.

Trường hợp quá thời hạn quy định trên mà người được quyền mua tài sản chưa thanh toán đủ số tiền mua tài sản thì người được quyn mua tài sản phải nộp khoản tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật có văn bản đề nghị kèm theo bản sao Hợp đồng mua bán tài sản và chứng từ về việc nộp tiền của người được quyền mua tài sản (nếu có) gửi Cục thuế (nơi có tài sản) để xác định và ra Thông báo về số tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuếSố tiền chậm nộp thuộc nguồn thu của ngân sách trung ương (trong trường hợp tài sản của cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý), ngân sách địa phương (trong trường hợp tài sản của cơ quan nhà nước thuộc địa phương quản lý).

Thời hạn nộp tiền cụ thể và quy định việc nộp tiền chậm nộp phải được ghi rõ tại Quy chế bán đấu giá, Hợp đồng mua bán tài sản.

Trường hợp đã ký hợp đồng mua bán tài sản hoặc thanh toán tiền mua tài sản nhưng sau đó người mua tài sản không mua nữa thì được xử lý theo hp đồng ký kết và pháp luật về dân sự.

Tình huống 28. Chị Trần Hải Thanh huyện Vụ Bản có hỏi: Việc xuất hóa đơn bán tài sản công và việc bàn giao tài sản cho người mua tài sản công tại cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Khoản 8 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật có trách nhiệm xuất hóa đơn bán tài sản công cho người mua theo quy định. Việc giao tài sản cho người mua được thực hiện tại nơi có tài sản sau khi người mua đã hoàn thành việc thanh toán.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật gồm: Cơ quan nhà nước có tài sản công hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công theo quy định của pháp luật tổ chức bán tài sản công;

Việc giao trách nhiệm tổ chức bán tài sản công cho cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công theo quy định của pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công theo theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính công tổ chức bán đối với tài sản công do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ tài chính quyết định bán;

- Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công theo theo thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương tổ chức bán đối với những tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định bán;

- Sở tài chính tổ chức bán đối với tài sản công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bán;

- Phòng Tài chính- Kế hoạch tổ chức bán đối với tài sản công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bán.

Tình huống 29. Anh Đặng Văn Lâm huyện Ý Yên có hỏi: Việc xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước trong trường hợp đấu giá không thành được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1, 2 và 3 Điều 25 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Việc xử lý tài sản công trong trường hợp đấu giá không thành được quy định như sau:

- Tổ chức đấu giá lại đối với trường hợp đấu giá lần đầu không thành.

- Bán cho người duy nhất trong trường hợp khi đã hết thời hạn đăng ký tham gia mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc đấu giá hoặc có nhiu người tham gia cuộc đu giá nhưng chỉ có một người trả giá hoặc có nhiều người trả giá nhưng chỉ có một người trả giá cao nhất và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm khi đấu giá từ lần thứ hai trở lên.

- Trường hợp sau 02 lần tổ chức đấu giá không thành, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật thực hiện theo một trong các phương án sau:

+ Tổ chức thực hiện việc đấu giá lại theo quy định của pháp luật;

+ Trình cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định bán tài sản để xem xét, quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công để bán cho người duy nhất theo quy định của pháp luật hoặc áp dụng hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công.

Tình huống 30. Chị Đặng Hồng Hoa huyện Mỹ Lộc có hỏi: Thủ tục bán tài sản công tại cơ quan nhà nước cho người duy nhất được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 4 Điều 25 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Thủ tục bán cho người duy nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017, được thực hiện như sau:

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được người duy nht theo quy định của pháp luật, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản theo quy định có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền đã ra quyết định bán tài sản để xem xét, quyết định bán tài sản cho người duy nht thay thế quyết định bán đu giá tài sản đã ban hành.

- Hồ sơ đề nghị bán tài sản công cho người duy nhất gồm:

+ Văn bản đề nghị bán của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản (trong đó mô tả đầy đủ quá trình tổ chức đấu giá và mức giá tổ chức, cá nhân duy nhất tham gia đấu giá đã trả): 01 bản chính;

+ Văn bản đề nghị bán tài sản công cho người duy nhất của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;

+ Quyết định bán đấu giá tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền: 01 bản sao;

+ Biên bản bán đấu giá tài sản (nếu có) và các hồ sơ liên quan đến quá trình tổ chức đấu giá tài sản: 01 bản sao;

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định bán tài sản công cho người duy nhất tham gia đu giá;

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định bán tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản ký Hợp đồng mua bán tài sản với người mua;

- Trong thời hạn 90 ngày (trường hợp bán trụ sở làm việc), 05 ngày làm việc (trường hợp bán tài sản khác), kể từ ngày ký Hợp đồng mua bán tài sản, người mua có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản;

- Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản có trách nhiệm xuất hóa đơn bán tài sản công cho người mua theo quy định. Việc giao tài sản cho người mua được thực hiện tại nơi có tài sản sau khi người mua đã hoàn thành việc thanh toán.

Tình huống 31. Chị Nguyễn Hồng Huyền huyện Mỹ Lộc có hỏi: Thủ tục thay đổi hình thức xử lý tài sản trong trường hợp sau 02 lần tổ chức đấu giá không thành được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 5 Điều 25 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Thủ tục thay đổi hình thức xử lý tài sản trong trường hợp sau 02 lần tổ chức đấu giá không thành được thực hiện như sau:

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày xác định việc đấu giá không thành, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ trình cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền ra Quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công.

- Hồ sơ đề nghị hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công gồm:

+ Văn bản đề nghị hủy bỏ quyết định bán đấu giá của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản (trong đó nêu rõ lý do đấu giá không thành và mô tả đầy đủ quá trình tổ chức đấu giá): 01 bản chính;

+ Văn bản đề nghị hủy bỏ quyết định bán đấu giá của các cơ quan quản lý cấp trên có liên quan (nếu có): 01 bản chính;

+ Quyết định bán đấu giá tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền: 01 bản sao;

+ Biên bản bán đấu giá tài sản (nếu có) và các hồ sơ liên quan đến quá trình tổ chức đấu giá tài sản: 01 bản sao;

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức đấu giá lại;

- Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền ra Quyết định hủy bỏ quyết định bán đấu giá tài sản công, cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công lập hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định hình thức xử lý khác theo quy định.

Tình huống 32. Ủy ban nhân dân huyện X có hỏi: Những trường hợp nào thì cơ quan nhà nước có tài sản công làm hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Khi có tài sản công hết hạn sử dụng theo chế độ mà phải thanh lý; tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản); nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng hoặc các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công xem xét, quyết định.

Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công được quy định như sau:

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Tình huống 33. Ủy ban nhân dân huyện Y có hỏi: Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước gồm những văn bản nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:

Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công (trong đó nêu rõ trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản; dự toán chi phí sửa chữa tài sản trong trường hợp xác định việc sửa chữa không hiệu quả): 01 bản chính;

Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;

Danh mục tài sản đề nghị thanh lý (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý): 01 bản chính;

Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn có liên quan về tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa (đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được): 01 bản sao;

Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản (nếu có): 01 bản sao.

Tình huống 34. Ủy ban nhân dân huyện T có hỏi: Thời hạn để cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước? Quyết định thanh lý tài sản gồm những nội dung chủ yếu nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 29 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công ra quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý không phù hợp.

Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công có trách nhiệm thẩm định về đề nghị thanh lý tài sản trong trường hợp việc thanh lý tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.

- Nội dung chủ yếu của Quyết định thanh lý tài sản công gồm:

+ Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý;

+ Danh mục tài sản thanh lý (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý);

+ Hình thức thanh lý tài sản (phá dỡ, hủy bỏ, bán);

+ Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý tài sản (nếu có);

+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Tình huống 35. Ủy ban nhân dân huyện N có hỏi: Thời hạn tổ chức thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 3 Điều 29 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Trong thời hạn 60 ngày (đối với nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất), 30 ngày (đối với tài sản khác), kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tổ chức thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật.

Việc tổ chức thanh lý được tổ chức dưới các hình thức sau:

- Tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ

+ Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp tài sản phá dỡ là nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất có nguyên giá theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên thì phải đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý. Việc đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Việc đấu thầu thanh lý được thực hiện trong trường hợp chỉ lựa chọn đơn vị thực hiện phá dỡ tài sản. Việc bán vật tư, vật liệu thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ thực hiện theo quy định. Trường hợp kết hợp việc phá dỡ tài sản với việc bán vật tư, vật liệu thu hồi thì áp dụng hình thức đấu thầu trong trường hợp dự toán chi phí thanh lý lớn hơn giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi; áp dụng hình thức đấu giá trong trường hợp dự toán chi phí thanh lý nhỏ hơn giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi. Giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi được xác định theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân được lựa chọn thông qua đấu thầu, đấu giá thực hiện việc phá dỡ tài sản kết hợp với việc bán vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện thanh toán bù trừ chi phí phá dỡ và giá trị vật tư, vật liệu thu hồi sau phá dỡ trên cơ sở kết quả đấu thầu, đấu giá.

- Tổ chức thanh lý tài sản công theo hình thức bán

+ Việc thanh lý tài sản công theo hình thức bán được thực hiện thông qua hình thức đấu giá theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp pháp luật quy định.

+ Bán thanh lý tài sản công theo hình thức niêm yết giá được áp dụng trong các trường hợp sau:

Tài sản công (trừ xe ô tô, nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;

Vật tư, vật liệu thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện theo quy định.

+ Bán thanh lý tài sản công theo hình thức chỉ định được áp dụng trong các trường hợp sau:

Tài sản công (trừ xe ô tô, nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản và giá trị đánh giá lại dưới 10 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;

Vật tư, vật liệu thu hồi từ thanh lý tài sản công theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ có giá trị dưới 10 triệu đồng. Việc xác định giá trị vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện theo quy định.

Tình huống 36. Ủy ban nhân dân huyện H có hỏi: Việc tổ chức thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 30 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tài sản phá dỡ là nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất có nguyên giá theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên thì phải đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý. Việc đấu thầu hoặc đấu giá thanh lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Việc đấu thầu thanh lý được thực hiện trong trường hợp chỉ lựa chọn đơn vị thực hiện phá dỡ tài sản. Việc bán vật tư, vật liệu thu hồi từ việc phá dỡ, hủy bỏ thực hiện theo quy định. Trường hợp kết hợp việc phá dỡ tài sản với việc bán vật tư, vật liệu thu hồi thì áp dụng hình thức đấu thầu trong trường hợp dự toán chi phí thanh lý lớn hơn giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi; áp dụng hình thức đấu giá trong trường hợp dự toán chi phí thanh lý nhỏ hơn giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi. Giá trị dự kiến của vật tư, vật liệu thu hồi được xác định theo quy định.

Tổ chức, cá nhân được lựa chọn thông qua đấu thầu, đấu giá thực hiện việc phá dỡ tài sản kết hợp với việc bán vật tư, vật liệu thu hồi được thực hiện thanh toán bù trừ chi phí phá dỡ và giá trị vật tư, vật liệu thu hồi sau phá dỡ trên cơ sở kết quả đấu thầu, đấu giá.

Tình huống 37. Ủy ban nhân dân huyện H có hỏi: Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước được quản lý như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 36 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước (bao gồm cả tiền bồi thường tài sản, nếu có) được nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công sau đây làm chủ tài khoản:

Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công làm chủ tài khoản quản lý số tiền thu được từ xử lý tài sản công do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định xử lý;

Sở Tài chính làm chủ tài khoản quản lý số tiền thu được từ xử lý tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền cấp tỉnh quyết định xử lý; tài sản công của cơ quan nhà nước thuộc trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ tài sản công quy định tại điểm a khoản này;

Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện làm chủ tài khoản quản lý số tiền thu được từ xử lý tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định xử lý.

Tài khoản tạm giữ được theo dõi chi tiết đối với từng cơ quan có tài sản xử lý.

Tình huống 38. Ủy ban nhân dân huyện V có hỏi: Nội dung chi phí liên quan đến xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước được thanh toán bao gồm các khoản chi phí nào? Mức chi được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 4, khoản 5 Điều 36 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

- Nội dung chi phí liên quan đến xử lý tài sản công bao gồm:

Chi phí kiểm kê tài sản;

Chi phí đo, vẽ nhà, đất;

Chi phí định giá và thẩm định giá tài sản;

Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ, tiêu hủy tài sản;

Thù lao đấu giá trả cho tổ chức đấu giá trong trường hợp đấu giá thành; chi phí đấu giá tài sản trả cho tổ chức đấu giá trong trường hợp đấu giá không thành; chi phí đấu giá trong trường hợp việc tổ chức đấu giá do Hội đồng thực hiện;

Chi phí niêm yết, thông báo công khai, cho xem tài sản, lựa chọn người được quyền mua tài sản trong trường hợp bán tài sản theo hình thức niêm yết giá;

Chi phí hợp lý khác có liên quan đến xử lý tài sản công.

- Mức chi:

Đối với các nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;

Đối với các nội dung thuê dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo Hợp đồng ký kết theo quy định giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản và đơn vị cung cấp dịch vụ. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật;

Đối với các nội dung chi ngoài phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này, người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ xử lý tài sản quyết định mức chi, bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Tình huống 39. Ủy ban nhân dân huyện G có hỏi: Thời hạn cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán, thanh lý tài sản phải lập hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí liên quan đến xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước? Hồ sơ đề nghị gồm những văn bản nào?

Trả lời:

Theo khoản 6 Điều 36 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp tiền vào tài khoản tạm giữ, cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán, thanh lý tài sản có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh toán gửi chủ tài khoản tạm giữ để chi trả chi phí xử lý tài sản. Người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của khoản chi đề nghị thanh toán.

- Hồ sơ đề nghị thanh toán gồm:

+ Văn bản đề nghị thanh toán của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản (trong đó nêu rõ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản, tổng chi phí xử lý tài sản, thông tin về tài khoản tiếp nhận thanh toán) kèm theo bảng kê chi tiết các khoản chi: 01 bản chính;

+ Quyết định xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền: 01 bản sao;

+ Các hồ sơ, giấy tờ chứng minh cho các khoản chi như: Dự toán chi được duyệt; Hợp đồng thuê dịch vụ thẩm định giá, đấu giá, phá dỡ; hóa đơn, phiếu thu tiền (nếu có): 01 bản sao.

Tình huống 40. Ủy ban nhân dân huyện T có hỏi: Thời hạn chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm cấp tiền cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán, thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước để thực hiện chi trả các khoản chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản công?

Trả lời:

Theo khoản 7 Điều 36 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ, chủ tài khoản tạm giữ có trách nhiệm cấp tiền cho cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán, thanh lý tài sản để thực hiện chi trả các khoản chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản công.

Tình huống 41. Ủy ban nhân dân huyện M có hỏi: Các loại tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm những loại tài sản nào?

Trả lời:

Theo Điều 20 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017,

- Các loại tài sản công tại cơ quan nhà nước bao gồm:

- Nhà làm việc, công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ và tài sản khác gắn liền với đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ.

- Quyền sử dụng đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở công vụ.

- Xe ô tô và phương tiện vận tải khác; máy móc, thiết bị.

- Quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu.

- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Tình huống 42. Ủy ban nhân dân huyện X có hỏi: Việc bán tài sản công tại cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 43 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017,

- Tài sản công được bán trong các trường hợp sau đây:

+ Tài sản công bị thu hồi tại cơ quan Nhà nước

+ Cơ quan nhà nước được giao sử dụng tài sản công không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức hoặc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển;

+ Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công;

+ Tài sản công được thanh lý theo hình thức bán với tài sản công hết hạn sử dụng theo quy định của pháp luật; tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả; nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Việc bán tài sản công được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp bán các loại tài sản công có giá trị nhỏ theo hình thức niêm yết giá công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ.

- Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công hoặc cơ quan nhà nước có tài sản bán có trách nhiệm tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật.

Tình huống 43. Ủy ban nhân dân huyện M có hỏi: Trong trường hợp có thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có tài sản công và tổ chức đấu giá về việc hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký giữa 02 bên người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá thì việc chuyển hồ sơ cuộc đấu giá được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 45 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản phải thông báo bằng văn bản cho người có tài sản đấu giá kết quả đấu giá.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản chuyển kết quả đấu giá tài sản, biên bản đấu giá, danh sách người trúng đấu giá cho người có tài sản đấu giá để ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc cho cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt kết quả đấu giá tài sản, hoàn thiện các thủ tục liên quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tình huống 44. Ủy ban nhân dân thành phố N có hỏi: Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá trong việc tổ chức đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước?

Trả lời:

Theo Điều 47 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

- Người có tài sản đấu giá có các quyền sau đây:

+ Giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá;

+ Tham dự cuộc đấu giá;

+ Yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản dừng việc tổ chức đấu giá khi có căn cứ cho rằng tổ chức đấu giá tài sản có hành vi vi phạm các quy định theo quy định của pháp luật;

+ Yêu cầu đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá dừng cuộc đấu giá khi có căn cứ cho rằng đấu giá viên, người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm các quy định theo quy định của pháp luật.

+ Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá vô hiệu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về dân sự;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Người có tài sản đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:

+ Chịu trách nhiệm về tài sản đưa ra đấu giá;

+ Ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản;

+ Giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật;

+ Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, diễn biến cuộc đấu giá và kết quả đấu giá tài sản trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tình huống 45. Ủy ban nhân dân huyện N có hỏi: Các trường hợp đấu giá không thành khi tổ chức đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật?

Trả lời:

Theo Điều 52 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Các trường hợp đấu giá không thành bao gồm:

- Đã hết thời hạn đăng ký mà không có người đăng ký tham gia đấu giá;

- Tại cuộc đấu giá không có người trả giá hoặc không có người chấp nhận giá;

- Giá trả cao nhất mà vẫn thấp hơn giá khởi điểm trong trường hợp không công khai giá khởi điểm và cuộc đấu giá được thực hiện theo phương thức trả giá lên;

- Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định của pháp luật;

- Người đã trả giá rút lại giá đã trả, người đã chấp nhận giá rút lại giá đã chấp nhận theo quy định của pháp luật mà không có người trả giá tiếp;

- Trường hợp từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định;

- Đã hết thời hạn đăng ký mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản không áp dụng trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá.

Tình huống 46. Ủy ban nhân dân huyện V có hỏi: Người có tài sản đấu giá có thể thỏa thuận với tổ chức đấu giá tài sản áp dụng thủ tục rút gọn để tổ chức đấu giá với tài sản công tại cơ quan nhà nước là động sản có giá khởi điểm dưới 50 triệu đồng từ lần đấu giá đầu tiên hay không?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 53 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

- Tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận thực hiện việc đấu giá theo thủ tục rút gọn trong các trường hợp sau đây:

+ Đấu giá tài sản thi hành án, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu mà giá khởi điểm của tất cả tài sản đấu giá trong một cuộc đấu giá dưới năm mươi triệu đồng;

+Đấu giá lại trong trường hợp đã đấu giá lần thứ hai nhưng vẫn không thành;

+ Đấu giá tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục của Luật đấu giá tài sản trong trường hợp lựa chọn trình tự, thủ tục rút gọn.

Vì vậy, người có tài sản đấu giá không thể thỏa thuận với tổ chức đấu giá tài sản áp dụng thủ tục rút gọn để tổ chức đấu giá với tài sản công tại cơ quan nhà nước là động sản có giá khởi điểm dưới 50 triệu đồng từ lần đấu giá đầu tiên.

Tình huống 47. Ủy ban nhân dân huyện X có hỏi: Thời gian niêm yết việc đấu giá tài sản, thông báo công khai việc đấu giá tài sản trong trường hợp đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước theo thủ tục rút gọn được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 53 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Theo khoản 2 Điều 57 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Theo khoản 6 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017,

Trong trường hợp đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước theo thủ tục rút gọn thì:

- Thời gian niêm yết việc đấu giá tài sản thực hiện như sau:

+ Đối với tài sản là động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản ít nhất là 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá;

+ Đối với tài sản là bất động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá.

- Trường hợp đấu giá theo thủ tục rút gọn thì tổ chức đấu giá tài sản thông báo công khai một lần việc đấu giá tài sản trên báo in hoặc báo hình của trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản đấu giá.

- Thông tin về việc đấu giá tài sản công ngoài được niêm yết, thông báo công khai theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản còn được đăng tải trên Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công hoặc Trang thông tin điện tử về tài sản công.

Tình huống 48. Ủy ban nhân dân huyện G có hỏi: Việc lưu trữ hồ sơ đấu giá tài sản công tại cơ quan nhà nước được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 54 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện việc lưu trữ hồ sơ đấu giá trong thời hạn 05 năm kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá.

Trình tự, thủ tục lưu trữ thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Tình huống 49. Ông Nguyễn Khánh Hoàng huyện Nghĩa Hưng có hỏi: Trình tự thủ tục đăng ký tham gia đấu giá đối với tài sản công của cơ quan nhà nước được tổ chức đấu giá thông qua tổ chức đấu giá chuyên nghiệp?

Trả lời:

Theo khoản 1, 2 Điều 38 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá thông qua việc nộp hồ sơ tham gia đấu giá hợp lệ và tiền đặt trước cho tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của Luật đấu giá tài sản năm 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khi tham gia đấu giá thì người tham gia đấu giá phải đáp ứng điều kiện đó. Người tham gia đấu giá có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mặt mình tham gia đấu giá.

Tổ chức đấu giá tài sản bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày.

Tình huống 50. Ủy ban nhân dân huyện T có hỏi: Phương thức đấu giá, hình thức đấu giá được áp dụng khi tổ chức đấu giá tài sản là tài sản công của cơ quan nhà nước?

Trả lời:

Theo Điều 40 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Theo khoản 2 Điều 58 Luật đấu giá tài sản năm 2016,

Phương thức đấu giá, hình thức đấu giá được áp dụng khi tổ chức đấu giá tài sản là tài sản công của cơ quan nhà nước:

- Phương thức đấu giá:

Phương thức trả giá lên

- Hình thức đấu giá:

Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;

Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá;

Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;

Đấu giá trực tuyến.

Cơ quan thiết lập Trang TTĐT: Sở Tư pháp tỉnh Nam Định. Giấy phép số 01/GP-STTTT cấp ngày 31/01/2019
Địa chỉ: 325 Đường Trường Chinh - TP. Nam Định. Điện thoại: (0228) 3849381
Bộ phận cấp phiếu Lý lịch tư pháp: 0228.3636606; Phòng Công chứng số 1: 0228.3528096
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản: 0228.3836335; Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước: 0228.3526669 
Designed by VNPT Nam Định
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang