Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
HỎI ĐÁP VỀ LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2017 VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH
Lượt xem: 4413

HỎI ĐÁP VỀ LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2017

VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH

Tình huống 1

          Hỏi: Nguyên tắc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào?

          Đáp: Theo Điều 4 Nghị định 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thì nguyên tắc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được quy định như sau:

1. Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực; bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; không chồng chéo, trùng lặp.

2. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

3. Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được ưu tiên thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý.

4. Căn cứ nguồn lực, chương trình hỗ trợ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quyết định hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hơn nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện được hỗ trợ trước;

b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật;

c) Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ trước được hỗ trợ trước.

5. Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Tình huống 2

          Hỏi: Thời hạn thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao lâu?

          Đáp: Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 55/2019/NĐ-CP thì:

1. Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có thời hạn tối đa 05 năm kể từ ngày được phê duyệt.

2. Cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức tổng kết để xây dựng hoặc đề xuất xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp và nguồn lực của cơ quan, tổ chức.

 

Tình huống 3

          Hỏi: Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ tư vấn như thế nào?

          Đáp: Theo Điều 13 Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì:

1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ để lựa chọn tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn và dịch vụ tư vấn phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tư vấn tại cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hồ sơ tư vấn là điều kiện để cơ quan hỗ trdoanh nghiệp nhỏ và vừa xem xét cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hồ sơ bao gồm:

a) Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Biên bản thỏa thuận dịch vụ tư vấn giữa doanh nghiệp và tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn thuộc mạng lưới tư vn viên.

3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn (nhưng không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành) thuộc mạng lưới tư vn viên.

a) Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vn, nhưng không quá 03 triệu đồng một năm;

b) Doanh nghiệp nhỏ được giảm tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 05 triệu đồng một năm;

c) Doanh nghiệp vừa được giảm tối đa 10% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 10 triệu đồng một năm;

d) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyn đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được miễn, giảm phí tư vn theo quy định tại Chương IV của Nghị định này.

4. Mạng lưới tư vấn viên

a) Mạng lưới tư vấn viên được xây dựng bao gồm tư vấn viên đã và đang hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và tư vấn viên hình thành mới, đảm bảo nguyên tc: Đi với cá nhân tư vn phải đảm bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, trình độ đào tạo, phù hợp và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đối với tổ chức phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

b) Hồ sơ đăng ký vào mạng lưới tư vấn viên: Đối với trường hợp cá nhân tư vấn, hồ sơ bao gồm: Sơ yếu lý lịch; bằng đào tạo; hồ sơ kinh nghiệm; các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện); đi với trường hợp tổ chức tư vấn: Giấy phép thành lập; hồ sơ kinh nghiệm, hồ sơ của các cá nhân tư vấn thuộc tổ chức và các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện);

c) Tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản này tới đơn vị đầu mối thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao tổ chức hoạt động mạng lưới tư vấn viên để được công nhận vào mạng lưới tư vấn viên và công btrên trang thông tin điện tử của mình trong thời hạn 10 ngày làm việc.

 

Tình huống 4

          Hỏi: Hỗ trợ phát triển nguồn lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào?

          Đáp: Theo Điều 14 Nghị định 39/2018/NĐ-CP thì hỗ trợ phát triển nguồn lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là:

1. Hỗ trợ đào tạo khởi sự kinh doanh và quản trị kinh doanh.

a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

b) Học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ được miễn hc phí tham gia khóa đào tạo.

2. Hỗ trợ đào tạo nghề

Doanh nghiệp nhỏ và vừa khi cử lao động tham gia khóa đào tạo trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo dưới 03 tháng thì được miễn chi phí đào tạo. Các chi phí còn lại do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động thỏa thuận. Lao động tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục;

b) Không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ.

3. Hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa

a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ 50% tổng chi phí của một khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhưng không quá 01 lần một năm;

b) Khóa đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp có tối thiểu 10 học viên.

 

Tình huống 5

          Hỏi: Tôi là hộ kinh doanh muốn chuyển sang thành doanh nghiệp nhỏ thì được hỗ trợ tư vấn hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp như thế nào?

          Đáp: Theo Điều 15 Nghị định 39/2018/NĐ-CP thì:

1. Hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao đơn vị đu mi tư vấn, hướng dẫn miễn phí:

a) Trình tự, thủ tục, hồđăng ký thành lập doanh nghiệp;

b) Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có).

2. Hồ sơ để doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng nội dung quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;

c) Bản sao chứng từ nộp lệ phí môn bài, các loại thuế và khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có), tkhai thuế trong thời hạn 01 năm trước khi chuyển đổi.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký tư vấn, hướng dẫn miễn phí:

a) Chủ hộ kinh doanh gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại đơn vị đầu mối được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao tư vấn, hướng dẫn;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, đơn vị đầu mối có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn miễn phí các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Tình huống 6

          Hỏi: Hiện nay các ngành nghề nào được ưu đãi đầu tư? Làm muối có thuộc trường hợp được ưu đãi đầu tư không?

          Đáp: Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư 2014 và Điểm a Khoản 1 Điều 33 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có quy định các ngành nghề được ưu đãi đầu tư như sau:

          a) Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển;

          b) Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng;

          c) Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;

          d) Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày và các sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;

          đ) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;

          e) Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;

          g) Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;

          h) Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị;

          i) Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp;

          k) Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới;

          l) Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

          m) Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa;

          n) Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

          o) Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

          Trên đây là các ngành nghề ưu đãi đầu tư. Theo đó, làm muối cũng thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư.

 

Tình huống 7

          Hỏi: Doanh nghiệp em có được xác định là doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, không rõ khi truy cập vào thông tin chỉ dẫn kinh doanh trên cổng thông tin điện tử quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì có được miễn phí truy cập không ạ?

         Đáp: Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn phí truy cập thông tin quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý và trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

           Dẫn chiếu đến Khoản 1 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 thì các thông tin sau đây được công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp:

          - Thông tin về kế hoạch, chương trình, dự án, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

          Thông tin chỉ dẫn kinh doanh; thông tin về tín dụng, thị trường, sản phẩm, công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp;

          - Các thông tin khác theo nhu cầu của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật.

         Từ những căn cứ nêu trên, doanh nghiệp bạn là doanh nghiệp nhỏ được miễn phí truy cập thông tin chỉ dẫn kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Tình huống 8

          Hỏi: Quy định thế nào về doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ theo quy định pháp luật hiện hành?  

          Đáp: Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định:

          Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ là doanh nghiệp nhỏ và vừa có một hoặc nhiều phụ nữ sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên, trong đó có ít nhất một người quản lý điều hành doanh nghiệp đó.

 

Tình huống 9

          Hỏi: Pháp luật quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa?  

          Đáp: Căn cứ Điều 7 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm sau:

         - Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không đúng nguyên tắc, đối tượng, thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

          -  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

          -  Phân biệt đối xử, gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổ chức, cá nhân hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

          -  Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin giả mạo, không trung thực liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

          -  Sử dụng nguồn lực hỗ trợ không đúng mục đích đã cam kết.

 

Tình huống 10

          Hỏi: Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định như thế nào?

           Đáp: Căn cứ Điều 9 Nghị định 39/2018/NĐ-CP thì tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định như sau:

Tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.

 

Tình huống 11

          Hỏi: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định như thế nào?

          Đáp: Theo Điều 7 Nghị định 39/2018/NĐ-CP thì lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác dịnh như sau:

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật về hệ thống ngành kinh tế và quy định của pháp luật chuyên ngành.

Trường hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực có doanh thu cao nhất. Trường hợp không xác định được lĩnh vực có doanh thu cao nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động nht.

 

Tình huống 12

           Hỏi:  Trước đây tôi có kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình, vậy cho hỏi tôi muốn chuyển đổi sang doanh nghiệp nhỏ và vừa, vậy doanh nghiệp của tôi được nhà hỗ trợ như thế nào? 

          Đáp: Theo Khoản 2 Điều 16 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định hỗ trợ cho hộ gia đình chuyển đổi sang doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể như sau:

          "Nội dung hỗ trợ bao gồm:

          - Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp;

          - Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp lần đầu; miễn phí thẩm định, phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

          - Tư vấn, hướng dẫn miễn phí về các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

         - Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Miễn, giảm tiền sử dụng đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai."

 

Tình huống 13

           Hỏi: Tiêu chí để lựa chọn để lựa chọn cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị là gì?

          Đáp: Theo Điều 22 của Nghị định 39/208/NĐ-CP thì tiêu chí để lựa chọn cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị là:

Việc lựa chọn cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

1. Đóng góp cao trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia hoặc địa phương.

2. Tạo việc làm cho người lao động.

3. Tạo ra giá trị gia tăng cao.

4. Có mật độ doanh nghiệp tham gia lớn.

 

Tình huống 14

           Hỏi: Xin cho hỏi, công ty tôi là công ty thương mại dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người, tổng doanh thu của năm chỉ khoảng 8 tỷ đồng nhưng tổng nguồn vốn của công ty thì hơn 3 tỷ đồng. Vậy có được xác định là doanh nghiệp siêu nhỏ để được hưởng các chính sách hỗ trợ liên quan hay không ạ?

          Đáp: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.

Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 thì doanh nghiệp nhỏ và vừa có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

          - Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

          - Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

Mặt khác, tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP có quy định:

"1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. "

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ được xác định là doanh nghiệp siêu nhỏ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Trường hợp thứ nhất:

+ Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người;

+ Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng.

- Trường hợp thứ hai:

+ Có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người;

+ Tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Do đó: Đối với trường hợp công ty bạn có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người, tổng doanh thu của năm chỉ khoảng 8 tỷ đồng nhưng tổng nguồn vốn của công ty thì hơn 3 tỷ đồng, thì được xác định thuộc trường hợp thứ nhất. Nên doanh nghiệp của bạn được xác định là doanh nghiệp siêu nhỏ.

Khi đó, doanh nghiệp của bạn được hưởng các chính sách hỗ trợ sau:

+ Được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán.

+ Được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

 

Tình huống 15

           Hỏi:  Việc hỗ trợ tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào?

          Đáp: Việc hỗ trợ tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 8 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 với nội dung như sau:

          Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

          - Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.

          - Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Tình huống 16

Hỏi: Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được quy định như thế nào?

Đáp: Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được quy định tại Điều 24 Nghị định 39/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ 50% chi phí đối với các khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên biệt tại hiện trường nhưng không quá 30 triệu đồng trên 01 khóa đào tạo cho một doanh nghiệp và không quá 01 khóa đào tạo trên năm.

2. Hỗ trợ liên kết sản xuất, kinh doanh:

a) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về thúc đẩy liên kết trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

b) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng các dự án liên kết kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển thị trường, nâng cao giá trị của sản phẩm, hàng hóa.

3. Hỗ trợ phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường:

a) Hỗ trợ 100% chi phí gian hàng tại Hội trợ triển lãm xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế; được ưu tiên tham gia Chương trình xúc tiến thương mại có sử dụng ngân sách nhà nước;

b) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn về nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh;

c) Htrợ 100% chi phí hợp đồng tìm kiếm thông tin, quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu chuỗi giá trị và cụm liên kết ngành nhưng không quá 20 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng trên năm.

4. Tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng:

a) Cung cấp thông tin miễn phí về hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

b) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở;

c) Giảm 50% phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo; giảm 50% phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; giảm 50% chi phí cấp dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lưng nhưng không quá 10 triệu đồng trên 01 lần thử và không quá 01 lần trên năm;

d) Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp tự tổ chức đo lường.

5. Hỗ trợ thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng:

a) Hỗ trợ 100% chi phí thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

b) Hỗ trợ sử dụng các phòng thử nghiệm về chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

c) Giảm 50% phí thử nghiệm về chất lượng hàng hóa tại hệ thống thử nghiệm thuộc cơ quan quản lý nhà nước nhưng không quá 10 triệu đồng trên 01 lần thử và không quá 01 lần trên năm;

d) Hỗ trợ 50% chi phí hợp đồng đặt hàng các cơ sở viện, trường để nghiên cứu thử nghiệm phát triển các sản phẩm, dịch vụ nhưng không quá 30 triệu đồng trên 01 lần và không quá 01 lần trên năm.

 

Tình huống 17

           Hỏi:  Phương thức lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị tham gia Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là như thế nào?

          Đáp: Theo Điều 23 Nghị định 39/2018/NĐ-CP thì phương thức lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị tham gia Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị quy định tại khoản 2, khoản 7 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Htrợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được lựa chọn tham gia Đề án theo một trong các phương thức:

1. Có hợp đồng hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp dẫn dắt trong cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

2. Có hợp đồng mua chung nguyên vật liệu đầu vào.

3. Có hợp đồng bán chung sản phẩm.

          4. Cùng xây dựng và sử dụng thương hiệu vùng

 

Tình huống 18

           Hỏi: Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

          Đáp: Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018), theo đó:

          Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.

 

Tình huống 19

           Hỏi:  Tôi được biết biết về việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của cơ quan nhà nước. Tôi có thắc mắc muốn hỏi Ban biên tập. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

          Đáp: Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 23 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó:

          1. Hướng dẫn về thủ tục hành chính thuế, chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ; việc thực hiện các chính sách thuế, phí, lệ phí đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

          2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ bố trí nguồn vốn để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

Tình huống 20

          Hỏi: Bộ và cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm gì trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

          Đáp: Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

          a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

          b) Tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

          c) Tổ chức việc thống kê và công bố thông tin về doanh nghiệp nhỏ và vừa;

          d) Hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị;

          đ) Ưu tiên bố trí nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Tình huống 21

           Hỏi: Bộ Công thương có trách nhiệm gì trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

          Đáp: Trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó:

          Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi phân phối sản phẩm. Chuỗi phân phối sản phẩm là mạng lưới các trung gian thực hiện phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa đến người tiêu dùng do các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư, kinh doanh thực hiện.

 

Tình huống 22

           Hỏi: Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gì trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

          Đáp: Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Khoản 3 Điều 24 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó:

Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn việc thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung; hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.Cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là cơ sở kỹ thuật) là cơ sở cung cấp các thiết bị dùng chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thiết kế, thử nghiệm, đo lường, phân tích, giám định, kiểm định sản phẩm, hàng hóa, vật liệu. Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là cơ sở ươm tạo) là cơ sở cung cấp các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết cho các tổ chức, cá nhân hoàn thiện ý tưởng kinh doanh, phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn mới thành lập.Khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (sau đây gọi là khu làm việc chung) là khu vực cung cấp không gian làm việc tập trung, không gian trưng bày sản phẩm, cung cấp các tiện ích để hỗ trợ, liên kết các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

 

Tình huống 23

           Hỏi: Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

          Đáp: Trách nhiệm Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Khoản 4 Điều 24 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó:

          Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Tình huống 24

           Hỏi: Ngân hàng nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

          Đáp: Trách nhiệm của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Khoản 5 Điều 24 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó:

          Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách của Chính phủ về hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Tình huống 25

           Hỏi: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

          Đáp: Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó:

          Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

          a) Thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 11, khoản 4 Điều 18 của Luật này;

          b) Ban hành chính sách và bố trí nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; quyết định dự toán ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

          c) Giám sát việc tuân theo pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương.

          Như vậy theo quy định trên đây chúng tôi sẽ nêu cụ thể để bạn hiểu rõ vấn đề cần giải đáp. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm:

          - Hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hỗ trợ quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

          - Ban hành chính sách và bố trí nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; quyết định dự toán ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

          - Giám sát việc tuân theo pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương.

 

Tình huống 26

           Hỏi: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? 

          Đáp: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó:

          Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

          a) Xây dựng và tổ chức triển khai hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương; kế hoạch, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh;

          b) Kiểm tra, đánh giá công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

          c) Tôn vinh doanh nghiệp nhỏ và vừa có thành tích, đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 

Tình huống 27

          Hỏi: Các tổ chức xã hội có trách nhiệm gì trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

          Đáp: Trách nhiệm của các tổ chức xã hội trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 26 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó:

          1. Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, huy động các nguồn lực hỗ trợ hội viên là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

          2. Tham gia xây dựng, phản biện, triển khai chính sách liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; tham gia đánh giá các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

          3. Thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

          4. Thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Tình huống 28

           Hỏi: Tôi có nghe về việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của các cơ quan nhà nước. Ngoài các cơ quan nhà nước thì còn có các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vậy tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trách nhiệm gì? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? 

          Đáp: Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 27 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó:

          1. Thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các điều kiện, cam kết với cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật này; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tuân thủ các thủ tục hành chính.

          2. Cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời, đầy đủ và chính xác cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để chứng minh, xác nhận việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

          3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm với cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp theo hợp đồng cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

          4. Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đầu tư thành lập, quản lý và vận hành tổ chức thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hình thức đối tác công tư hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

 

Tình huống 29

           Hỏi:  Doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định theo tiêu chí nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

          Đáp: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó:

          1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

          a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

          b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

          2. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.

          3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

          Như vậy theo quy định trên đây chúng tôi sẽ nêu cụ thể để bạn hiểu rõ vấn đề cần giải đáp.

          - Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.  

          - Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đáp ứng một trong hai tiêu chí. Thứ nhất có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội không quá 200 người và tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng. Thứ hai có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội không quá 200 người và tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. 

          - Doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.

 

Tình huống 30

           Hỏi: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tuân theo nguyên tắc nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

          Đáp: Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 5 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó:

          1. Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

          2. Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.

          3. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực.

          4. Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật.

          5. Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất.

          Trường hợp nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định của Luật này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn.

          6. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

Tình huống 31

           Hỏi: Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa từ đâu? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

          Đáp: Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 6 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó:

          1. Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:

          a) Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước;

          b) Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

          c) Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

          d) Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

          2. Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải được lập dự toán, thẩm định, phê duyệt, quyết toán theo quy định của pháp luật.

 

Tình huống 32

           Hỏi: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

          Đáp: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 8 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó:

          1. Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

          2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.

          3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp bảo lãnh tín dụng tại Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 9 của Luật này.

          Như vậy tùy theo từng thời kỳ mà sẽ có chính sách hỗ trợ tín dụng riêng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra cũng dựa vào việc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp mà quy định mức vay tín dụng. Theo thông tin bạn chia sẻ công ty dự định vay vốn để mở rộng kinh doanh. Theo quy định mà chúng tôi nêu trên đây thì tùy theo tình hình thực tế lúc đó mà nhà nước sẽ có những chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp của bạn, ngoài ra cũng tùy theo độ tín nhiệm của doanh nghiệp bạn mà sẽ quy định mức tín dụng mà doanh nghiệp bạn được vay.

 

Tình huống 33

           Hỏi: Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

          Đáp: Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 9 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó:

          1. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.

          2. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên tài sản bảo đảm hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

          3. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết; không được từ chối bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện được bảo lãnh.

          4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 

Tình huống 34

          Hỏi: hỗ trợ thuế kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

          Đáp: Hỗ trợ thuế kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 10 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó:

          1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

          2. Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán.

 

Tình huống 35

           Hỏi: Hỗ trợ mặt bằng sản xuất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

          Đáp: Hỗ trợ mặt bằng sản xuất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 11 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có hiệu lực ngày 01/01/2018, theo đó:

          1. Căn cứ vào điều kiện quỹ đất thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

          2. Căn cứ vào điều kiện ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trên địa bàn. Thời gian hỗ trợ tối đa là 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê mặt bằng.

          3. Việc hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện thông qua việc bù giá cho nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp để giảm giá cho thuê mặt bằng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Số tiền bù giá được trừ vào số tiền thuê đất hoặc được hỗ trợ từ ngân sách địa phương. 

          4. Việc hỗ trợ mặt bằng sản xuất quy định tại Điều này không áp dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn nhà nước.

          Như vậy theo quy định trên đây thì việc hỗ trợ mặt bằng sản xuất chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân không có vốn đầu tư nước ngoài. Việc hỗ trợ mặt bằng sản xuất được thực hiện ở 02 hình thức. Thứ nhất là bố trí quỹ đất để hình thành, phát triển cụm công nghiệp; khu chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ hai là bù giá cho nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trong thời gian tối đa là 05 năm.

 

 

Cơ quan thiết lập Trang TTĐT: Sở Tư pháp tỉnh Nam Định. Giấy phép số 01/GP-STTTT cấp ngày 31/01/2019
Địa chỉ: 325 Đường Trường Chinh - TP. Nam Định. Điện thoại: (0228) 3849381
Bộ phận cấp phiếu Lý lịch tư pháp: 0228.3636606; Phòng Công chứng số 1: 0228.3528096
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản: 0228.3836335; Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước: 0228.3526669 
Designed by VNPT Nam Định
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang