Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
HỎI ĐÁP TÌNH HUỐNG TÌM HIỂU QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BỔ TRỢ TƯ PHÁP; HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP; HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Lượt xem: 2167

I. LĨNH VỰC BỔ TRỢ TƯ PHÁP

Câu 1. Xin cho biết, những hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư nào bị áp dụng mức phạt tiền từ 30.000.000đồng đến 40.000.000 đồng? Ngoài hình thức phạt tiền thì những hành vi vi phạm này có thể bị áp dụng những hình thức xử phạt nào khác?

Trả lời

Căn cứ khoản 7 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng được áp dụng đối với một trong các hành vi sau:

- Cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật;

- Xúi giục khách hàng khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo trái pháp luật;

- Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

- Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;

- Tham gia lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người để gây rối trật tự công cộng, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động tư vấn pháp luật với danh nghĩa luật sư hoặc mạo danh luật sư để hành nghề luật sư; treo biển hiệu khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc chưa gia nhập Đoàn luật sư.

Ngoài hình thức phạt tiền là hình phạt chính, các hành vi vi phạm quy địnhvề hành nghề luật sự nêu trên còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 09 tháng (điểm b khoản 8 Điều 6) và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 2. Trường hợp Luật sư có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng; tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

Theo quy định của điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, trường hợp Luật sư có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng; tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 09 tháng (điểm b khoản 8 Điều 6) đối với hành vi vi phạm này.

Câu 3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư (năm 2012) quy định một trong những nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư là Mua bảo him trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo him. Vậy trường hợp tổ chức hành nghề luật sư không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ này thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư (năm 2012) quy định một trong những nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư là Mua bảo him trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo him.

Điều 7 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với các trường hợp tổ chức hành nghề luật sư không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nà như sau:

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không đầy đủ cho luật sư thuộc tổ chức mình (điểm i khoản 1).

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình (điểm m khoản 2)

Câu 4. Những năm gần đây, nhu cầu về dịch vụ pháp lý tăng cao, kéo theo đó là một bộ phận cá nhân, tổ chức không phải là Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư vẫn hoạt động tư vấn pháp luật và cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động với danh nghĩa luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Vậy, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối hành vi này như thế nào?

Trả lời

1. Cá nhân không phải là luật sư mà có hành vi cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật duới danh nghĩa luật sư thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP

“7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

…e) Cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động tư vấn pháp luật với danh nghĩa luật sư hoặc mạo danh luật sư để hành nghề luật sư; treo biển hiệu khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc chưa gia nhập Đoàn luật sư.”

Ngoài hình thức phạt tiền là hình phạt chính, hành vi vi phạm nêu trên còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 tháng đến 09 tháng (điểm b khoản 8 Điều 6) và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (điểm b khoản 9 Điều 6).

2. Tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư mà có hành vi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư thì có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP:

“6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

…b) Hoạt động tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư hoặc treo biển hiệu là tổ chức hành nghề luật sư mà không phải là tổ chức hành nghề luật sư”

Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên (điển b khoản 8 Điều 7).

Câu 5. Xin cho biết, theo quy định của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP Mức xử phạt đối với hành vi không phải tư vấn viên pháp luật mà hoạt động tư vấn với danh nghĩa tư vấn viên pháp luật được quy định như thế nào? Tư vấn viên pháp luật bị tước quyền sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định về hoạt động tư vấn pháp luật nào?

Trả lời

1. Theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 10 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi không phải tư vấn viên pháp luật mà hoạt động tư vấn với danh nghĩa tư vấn viên pháp luật có thể bị xử phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Ngoài ra, người có hành vi nêu trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên (điểm b khoản 5 Điều 10 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP)

2. Theo quy định tại Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì tư vấn viên pháp luật bị tước quyền sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật từ 03 tháng đến 06 tháng (điểm a khoản 4 Điều 10 ) đối với hành vi lợi dụng danh nghĩa trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật, tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật nhằm trục lợi; bị tước quyền sử dụng thẻ tư vấn viên pháp luật từ 06 tháng đến 09 tháng (điểm b khoản 4 Điều 10) đối với hành vi vi phạm sau:

- Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật;

- Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;

- Tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc;

- Tiết lộ thông tin về vụ việc, cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác;

Câu 6. Theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, công chứng viên bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tuớc quyền sử dụng thẻ công chứng khi thực hiện hành vi vi phạm nào trong hoạt động công chứng?

Trả lời

Theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, công chứng viên bị tuớc quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định của công chứng di chúc, văn bàn thoả thuận phân chia di sản, văn bản từ chối nhận di sản sau:

1. Công chứng di chúc có nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; có hình thức trái quy định của luật;

2. Công chứng di chúc trong trường hợp tại thời điểm công chứng người lập di chúc thể hiện rõ ràng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối hoặc bị đe dọa hoặc bị cưỡng ép; người lập di chúc không đủ độ tuổi lập di chúc theo quy định; việc lập di chúc không có người làm chứng hoặc không được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý theo quy định;

3. Công chứng di chúc trong trường hợp người lập di chúc không tự mình ký hoặc điểm chỉ vào phiếu yêu cầu công chứng;

4. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà không có giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết hoặc người thừa kế đã chết (nếu có); không có di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc; không có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản trong trường hợp thừa kế theo pháp luật;

5. Công chứng di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu nhưng người yêu cầu công chứng không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó;

6. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà có căn cứ cho rằng việc để lại di sản hoặc việc hưởng di sản là không đúng pháp luật ngoài trường hợp quy định tại các điểm d và đ khoản này;

7 Công chứng văn bản từ chối nhận di sản trong trường hợp có căn cứ về việc người thừa kế từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;

8. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản mà không có giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết hoặc không có di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc không có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 09 tháng đến 12 tháng khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định hoạt động công chứng sau:

1. Công chứng hợp đồng, giao dịch khi chưa xác định đầy đủ các chủ thể của hợp đồng, giao dịch;

2. Công chứng hợp đồng, giao dịch khi chưa có chữ ký của chủ thể hợp đồng, giao dịch;

3. Chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng văn phòng công chứng khi văn phòng công chứng hoạt động chưa đủ 02 năm.

Ngoài ra công chứng viên còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định nêu trên (điểm b khoản 9 Điều 15 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP).

Câu 7. Tổ chức hành nghề công chứng có hành vi cho công chứng viên không đủ điều kiện hành nghề hoặc cho nguời không phải công chứng viên hành nnghề tại tổ chức mình thì bị xử phạt như thế nào?

 Trả lời

 Căn cứ Điều 16 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP:

- Tổ chức hành nghề công chứng có hành vi cho công chứng viên không đủđiều kiện hành nghề hoặc cho nguời không phải công chứng viên hành nnghề tại tổ chức mình có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (điểm b khoản 6).

- Ngoài ra có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 7) và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (điểm b khoản 8), buộc tổ chức hành nghề công chứngđang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm nêu trên (điểm c khoản 8).

Câu 8. Hành vi cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên để hành nghề đấu giá và hành vi sử dụng thẻ đấu giá viên của người khắc để điều hành cuộc đấu giá bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì Hành vi cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên để hành nghề đấu giá và hành vi sử dụng thẻ đấu giá viên của người khắc để điều hành cuộc đấu giá bị xử phạt như sau;

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồngđối với hành vi cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên để hành nghề đấu giá (khoản 4).

Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 03 tháng đến 06 tháng (điểm a khoản 8) và biên pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên (điểm d khoản 9).

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thẻ đấu giá viên của người khác để điều hành cuộc đấu giá (điểm a khoản 5).

Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên (điểm d khoản 9).

Câu 9. Xin cho biết: Việc không thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP sẽ bị xử lý như thế nào?

1. Đối với tổ chức hành nghề luật sư 

Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:

a) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: …Thông báo, báo cáo không đúng thời hạn cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng, tiếp tục hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề; Thông báo, báo cáo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập, tạm ngừng, tiếp tục hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Báo cáo không đúng thời hạn, không đầy đủ hoặc không chính xác về tình hình tổ chức, hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền (điểm c, d, e khoản 1 Điều 7).

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: …Không thông báo, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề; Không thông báo, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc tạm ngừng, tiếp tục hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Không báo cáo về tổ chức, hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền; Không đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam (điểm b, c, đ, h khoản 2 Điều 7).

2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư

Điều 8 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:

 a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đúng thời hạn, không đầy đủ, không chính xác với cơ quan có thẩm quyền về tổ chức, hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về đề án tổ chức đại hội hoặc kết quả đại hội; Không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về tổ chức, hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; Tổ chức lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho luật sư không đúng quy định; không báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho luật sư; không gửi để đăng tải hoặc không đăng tải kế hoạch bồi dưỡng hằng năm và chương trình bồi dưỡng.

3. Trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật

Điều 9 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định

a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Báo cáo không đúng thời hạn, không chính xác, không đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền về tổ chức và hoạt động định kỳ hằng năm hoặc khi được yêu cầu; Thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt hoạt động của trung tâm tư vấn pháp luật; thành lập hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật (điểm a khoản 1).

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi: Không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về tổ chức và hoạt động định kỳ hằng năm hoặc khi được yêu cầu; không lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu theo quy định (điểm b khoản 2).

4. Tổ chức hành nghề công chứng

Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi: Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng (điểm c khoản 1).

b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định (điểm b khoản 2).

5. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên

Điều 17 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không báo cáo Bộ Tư pháp về đề án tổ chức đại hội nhiệm kỳ, phương án nhân sự, kết quả đại hội.

6. Tổ chức đấu giá tài sản

Điều 24 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Thực hiện không đúng, không đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định; Từ chối nhận người tập sự mà không có lý do chính đáng; thông báo, báo cáo về việc nhận tập sự không đúng quy định (điểm a, h khoản 1).

b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức, hoạt động; Không báo cáo danh sách đấu giá viên, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức mình cho Sở Tư pháp (điểm đ, g khoản 2).

7. Trung tâm trọng tài, chi nhánh của trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Điều 26 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định :

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Thông báo hoặc báo cáo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động, hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài; Thực hiện không đúng, không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tổ chức và hoạt động (điểm đ, k khoản 1).

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không thực hiện chế độ báo cáo; không lập, quản lý sổ sách, biểu mẫu theo quy định (điểm h khoản 2).

8. Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh của trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

Điều 29 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Thông báo, báo cáo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động và hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động của trung tâm hòa giải; chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm hòa giải; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài; Thực hiện không đúng, không đầy đủ chế độ báo cáo hoặc báo cáo không chính xác về tổ chức và hoạt động theo quy định (điểm d, h khoản 1).

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không thực hiện chế độ báo cáo; không lập, quản lý sổ sách, biểu mẫu theo quy định (điểm đ khoản 2).

9. Văn phòng thừa phát lại

Điều 33 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Thực hiện không đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; chấp hành không đầy đủ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc báo cáo phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát (điểm d khoản 1).

b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định; không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc báo cáo phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát (điểm c khoản 3).

II. LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP

Câu 10: Xin cho biết, theo quy định của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, Hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký bị xử lý như thế nào?

Trả lời

Căn cứ Điều 34 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký được quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung của bản chính để yêu cầu chứng thực bản sao.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực;

b) Không thực hiện yêu cầu chứng thực đúng thời hạn theo quy định;

c) Chứng thực ngoài trụ sở của tổ chức thực hiện chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Từ chối yêu cầu chứng thực không đúng quy định của pháp luật;

đ) Không bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; không niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết, phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của tổ chức thực hiện chứng thực;

e) Không ghi hoặc ghi không rõ địa điểm chứng thực; thực hiện chứng thực ngoài trụ sở mà không ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực;

g) Ghi lời chứng không đúng mẫu theo quy định của pháp luật;

h) Lập, quản lý, sử dụng sổ chứng thực không đúng quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký mà không ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu theo đúng quy định; không ghi lời chứng vào trang cuối của bản sao giấy tờ, văn bản có từ 02 trang trở lên; không đóng dấu giáp lai đối với bản sao giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực đã ký có từ 02 tờ trở lên;

b) Chứng thực chữ ký trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký trước mặt người thực hiện chứng thực hoặc không ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký;

c) Không ghi lời chứng trong văn bản chứng thực;

d) Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu chứng thực ngoài phí, chi phí chứng thực đã được niêm yết;

đ) Không lưu trữ sổ chứng thực, giấy tờ, văn bản đã chứng thực chữ ký trong thời hạn 02 năm, trừ trường hợp chứng thực chữ ký của người giám định trong bản kết luận giám định tư pháp;

e) Không thực hiện báo cáo thống kê số liệu về chứng thực định kỳ 06 tháng và hằng năm;

g) Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký mà không ghi vào sổ chứng thực.

4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ; bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung;

b) Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận mà chưa được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại;

c) Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp;

d) Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập mà không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

đ) Chứng thực chữ ký trong trường hợp người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu không còn giá trị sử dụng;

e) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

g) Chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ, chồng; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi của người chứng thực.

5. Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 09 tháng đến 12 tháng đối với một trong các hành vi sau:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính hoặc chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân;

b) Chứng thực bản sao từ bản chính mà không đối chiếu với bản chính;

c) Chứng thực chữ ký trong trường hợp tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c và d khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 4 Điều này;

c) Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ chứng thực thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về văn bản đã được chứng thực tại điểm a khoản 3, các điểm a, b, c và d khoản 4, khoản 5 Điều này;

b) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

Câu 11. Xin cho biết việc chứng thực có bắt buộc phải thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực? Hành vi chứng thực ngoài trụ sở có bị xử phạt không?

Trả lời

Theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 và Điều 10 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.

Do đó, hành vi chứng thực ngoài trụ sở của tổ chức thực hiện chứng thực, trừ trường hơp pháp luật quy định khác thì có thể bị phạt tiến từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 34 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP.

Câu 12. Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch như thế nào?

Trả lời

Điều 35 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để chứng thực hợp đồng, giao dịch.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả của cá nhân để được chứng thực hợp đồng, giao dịch.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc làm giả đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cơ quan thực hiện chứng thực đang lưu trữ hồ sơ chứng thực thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.”

Câu 13. Các hành vi vi phạm quy định về chứng thực chữ ký người dịch sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP?

Trả lời

Điều 36 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chứng thực chữ ký người dịch như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản cần dịch hoặc văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ của người dịch theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dịch sai để trục lợi.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả của cá nhân để dịch hoặc yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cơ quan thực hiện chứng thực đang lưu trữ hồ sơ chứng thực thông báo trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về bản dịch đã được chứng thực quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

b) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”

Câu 14: Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ liên quan do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký: khai sinh, khai tử, kết hôn, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giám hộ, nhận cha, mẹ, con bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 37 (Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh), Điều 38 (Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn), Điều 40 (Hành vi vi phạm quy định về cấp, sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân), Điều 41 (Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử), Điều 42 (Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giám hộ), Điều 43 (Hành vi vi phạm quy định về đăng ký nhận cha, mẹ, con) của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ liên quan do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký: khai sinh, khai tử, kết hôn, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giám hộ, nhận cha, mẹ, con bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm nêu trên; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

Câu 15. Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn như thế nào?

Trả lời

Điều 38 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cho người khác sử dụng giấy tờ của mình để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cam đoan, làm chứng sai sự thật về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy chứng nhận kết hôn đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.”

Câu 16. Theo quy định của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về cấp, sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về cấp, sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bị xử phạt như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

b) Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

d) Sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng mục đích ghi trong giấy xác nhận.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.”

Câu 17: Xin cho biết, trường hợp ông A mất được hơn 05 tháng, tuy nhiên ông B – con của ông A – cố tình không đến Ủy ban nhân dân xã thực hiện đăng ký khai tử cho ông A để tiếp tục được nhận các khoản tiền trợ cấp hàng tháng theo quy định của pháp luật của ông A. Vậy theo quy định của pháp luật thì thời hạn để đăng ký khai tử là bao lâu và hành vi của ông B có bị xử phạt vi phạm hành chính?

Trả lời

Luật Hộ tịch năm 2014, khoản 1 Điều 33 quy định: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 41 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Câu 18. Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định mức phạt đối với Hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, Hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Nghị định 82/2020/NĐ-CP là kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm nêu trên và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.

Câu 19. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng được áp dụng đối với những hành vi vi phạm nguyên tắc đăng ký, quản lý hộ tịch, sử dụng giất tờ hộ tịch nào?

Trả lời

Theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng được áp đụng đối với một trong nhưng hành vi sau:

- Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;

- Đưa hối lộ để được đăng ký hộ tịch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Mua chuộc, hứa hẹn lợi ích vật chất, tinh thần để được đăng ký hộ tịch;

- Cho người khác sử dụng giấy tờ hộ tịch của mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 20. Mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng được áp dụng đối với những hành vi vi phạm quy định quản lý quốc tịch nào?

Trả lời

Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, Mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng được áp dụng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định quản lý quốc tịch sau:

- Khai báo thông tin không đúng sự thật trong hồ sơ đề nghị xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam; hồ sơ đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam; hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam;

- Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ về quốc tịch;

- Sử dụng giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam để chứng minh đang có quốc tịch Việt Nam.

Ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ về quốc tịch; giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam đối với hành vi sử dụng giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam để chứng minh đang có quốc tịch Việt Nam.

Đồng thời, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành viKhai báo thông tin không đúng sự thật trong hồ sơ đề nghị xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, hồ sơ đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam, hồ sơ xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam, hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam và hành vi sử dụng giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam để chứng minh đang có quốc tịch Việt Nam; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ về quốc tịch.

Câu 21. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; sử dụng phiếu lý lịch tư pháp bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào theo quy định của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP?

Trả lời

Điều 47 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; sử dụng phiếu lý lịch tư pháp bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong lập tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung phiếu lý lịch tư pháp.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác trái pháp luật, xâm phạm đời tư của cá nhân;

b) Sử dụng giấy tờ của người khác để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp trái pháp luật;

c) Khai thác, sử dụng trái phép, làm sai lệch, hủy hoại hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy;

d) Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử;

đ) Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, hệ thống thông tin dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 3 Điều này;

b) Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc chịu mọi chi phí để khôi phục tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 3 Điều này.”

III. LĨNH VỰC HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Câu 22. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định điều kiện về độ tuổi kết hôn là Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật và đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình. Vậy hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời

Hành vi tảo hôn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn (tại Điều 58) như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Câu 23. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này như thế nào?

Trả lời

Theo khoản 1 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

Câu 24. Điểm g khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính. Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này như thế nào?

Trả lời

Theo quy định của Điều 60 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì hành vi hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi ích bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.

Câu 25:Hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010. Hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 62 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, hành vi lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

IV. CÁC HÀNH VI VI PHẠM KHÁC

Câu 26. Khi phát hiện hành vi làm giả tài liệu hoặc sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị: cấp, cấp lại, gia hạn, thay đổi các loại giấy phép; chứng chỉ hành nghề; thẻ; đăng ký hoặc đăng ký lại hoạt động; đăng ký tập sự; bổ nhiệm; miễn nhiệm; xin phép thành lập và các loại giấy tờ, tài liệu khác trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải xử lý như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, Khi phát hiện hành vi làm giả tài liệu hoặc sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị: cấp, cấp lại, gia hạn, thay đổi các loại giấy phép; chứng chỉ hành nghề; thẻ; đăng ký hoặc đăng ký lại hoạt động; đăng ký tập sự; bổ nhiệm; miễn nhiệm; xin phép thành lập và các loại giấy tờ, tài liệu khác trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không truy cứu trách nhiệm hình sự, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Câu 27. Các hành vi sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị: cấp, cấp lại, gia hạn, thay đổi các loại giấy phép; chứng chỉ hành nghề; thẻ; đăng ký hoặc đăng ký lại hoạt động; đăng ký tập sự; bổ nhiệm; miễn nhiệm; xin phép thành lập và các loại giấy tờ, tài liệu khác trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình nào bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP?

Trả lời

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, Các hành vi sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị: cấp, cấp lại, gia hạn, thay đổi các loại giấy phép; chứng chỉ hành nghề; thẻ; đăng ký hoặc đăng ký lại hoạt động; đăng ký tập sự; bổ nhiệm; miễn nhiệm; xin phép thành lập và các loại giấy tờ, tài liệu khác trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình bị xử phạt vi phạm hành chính gồm:

1. Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư; giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam; hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập, hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;

2. Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ, thủ tục đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên; hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề cho công chứng viên của văn phòng công chứng;

3. Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ xin phép thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp;

4. Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá; hồ sơ đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đấu giá; hồ sơ đề nghị cấp thẻ đấu giá viên;

5. Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, đăng ký chi nhánh của trung tâm trọng tài; thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi tên gọi, lĩnh vực hoạt động của chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; thành lập, thay đổi trưởng văn phòng đại diện, địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;

6. Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở của Trung tâm hòa giải thương mại; đăng ký hoạt động của chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại; thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi tên gọi, trưởng chi nhánh, địa chỉ trụ sở của chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; thành lập, đề nghị thay đổi tên gọi trưởng chi nhánh, địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

7. Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ, thủ tục đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thừa phát lại; hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề cho thừa phát lại;

8. Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;

9. Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên; hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân; hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

10. Sử dụng các loại chứng chỉ, thẻ, giấy đăng ký, giấy phép giả;

11. Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để yêu cầu công chứng;

12. Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để yêu cầu chứng thực;

13. Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để đủ điều kiện là người được trợ giúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

14. Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để làm thủ tục đăng ký, xác định, thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin về hộ tịch;

15. Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để làm thủ tục về quốc tịch;

16. Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để đăng ký việc nuôi con nuôi;

17. Sử dụng giấy tờ, văn bản giả để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả;

Câu 28. Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định như thế nào về mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị : cấp, cấp lại, gia hạn, thay đổi các loại giấy phép; chứng chỉ hành nghề; thẻ; đăng ký hoặc đăng ký lại hoạt động; đăng ký tập sự; bổ nhiệm; miễn nhiệm; xin phép thành lập và các loại giấy tờ, tài liệu khác trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình nêu trên.?

Trả lời

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 81 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thì mức và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị: cấp, cấp lại, gia hạn, thay đổi các loại giấy phép; chứng chỉ hành nghề; thẻ; đăng ký hoặc đăng ký lại hoạt động; đăng ký tập sự; bổ nhiệm; miễn nhiệm; xin phép thành lập và các loại giấy tờ, tài liệu khác trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình nêu trên được quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi nêu trên.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm nêu trên

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm

- Buộc tổ chức hành nghề công chứng thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hành nghề về văn bản công chứng, chứng thực tại điểm l (sử dụng giấy tờ, văn bản giả để yêu cầu công chứng) và điểm m (sử dụng giấy tờ, văn bản giả để yêu cầu chứng thực) khoản 2 Điều 81 Nghị định này.

Câu 29. Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị: cấp, cấp lại, gia hạn, thay đổi các loại giấy phép; chứng chỉ hành nghề; thẻ; đăng ký hoặc đăng ký lại hoạt động; đăng ký tập sự; bổ nhiệm; miễn nhiệm; xin phép thành lập và các loại giấy tờ, tài liệu khác trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình nào?

Trả lời

Theo quy định tại khoản 3 Điều 82/2020/NĐ-CP, các hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị: cấp, cấp lại, gia hạn, thay đổi các loại giấy phép; chứng chỉ hành nghề; thẻ; đăng ký hoặc đăng ký lại hoạt động; đăng ký tập sự; bổ nhiệm; miễn nhiệm; xin phép thành lập và các loại giấy tờ, tài liệu khác trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình sau đây sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:

1. Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam; hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập, hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;

2. Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ, thủ tục đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên; hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề cho công chứng viên của văn phòng công chứng;

3. Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ xin phép thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp;

4. Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá; hồ sơ đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đấu giá; hồ sơ đề nghị cấp thẻ đấu giá viên;

5. Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài, đăng ký chi nhánh của trung tâm trọng tài; thành lập, đăng ký hoạt động, thay đổi tên gọi, lĩnh vực hoạt động của chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; thành lập, thay đổi trưởng văn phòng đại diện, địa điểm đặt trụ sở văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;

6. Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở của Trung tâm hòa giải thương mại; đăng ký hoạt động của chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại; thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi tên gọi, trưởng chi nhánh, địa chỉ trụ sở của chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; thành lập, đề nghị thay đổi tên gọi, trưởng chi nhánh, địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

7. Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ, thủ tục đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thừa phát lại; hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, đăng ký hành nghề cho thừa phát lại;

8. Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;

9. Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản tài viên; hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân; hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

10. Làm giả các loại chứng chỉ, thẻ, giấy đăng ký, giấy phép;

11. Làm giả giấy tờ, văn bản để yêu cầu công chứng;

12. Làm giả giấy tờ, văn bản để yêu cầu chứng thực;

13. Làm giả giấy tờ, văn bản để đủ điều kiện là người được trợ giúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

14. Làm giả giấy tờ, văn bản để làm thủ tục đăng ký, xác định, thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin về hộ tịch;

15. Làm giả giấy tờ, văn bản để làm thủ tục về quốc tịch;

16. Làm giả giấy tờ, văn bản để đăng ký việc nuôi con nuôi;

17. Làm giả giấy tờ, văn bản để yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; làm giả phiếu lý lịch tư pháp;

Câu 30. Mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị: cấp, cấp lại, gia hạn, thay đổi các loại giấy phép; chứng chỉ hành nghề; thẻ; đăng ký hoặc đăng ký lại hoạt động; đăng ký tập sự; bổ nhiệm; miễn nhiệm; xin phép thành lập và các loại giấy tờ, tài liệu khác trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình nêu trên được quy định trong Nghị định số 82/2020/NĐ-CP như thế nào?

Trả lời

Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 81 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức trong hồ sơ đề nghị: cấp, cấp lại, gia hạn, thay đổi các loại giấy phép; chứng chỉ hành nghề; thẻ; đăng ký hoặc đăng ký lại hoạt động; đăng ký tập sự; bổ nhiệm; miễn nhiệm; xin phép thành lập và các loại giấy tờ, tài liệu khác trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình nêu trên được quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi nêu trên;

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc thu hồi và huỷ bỏ giấy tờ, văn bản, chứng cứ giả theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm nêu trên

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.

Vũ Thùy Liên – Phòng VB-QLXLVPHC

Tin khác
1 2 
Cơ quan thiết lập Trang TTĐT: Sở Tư pháp tỉnh Nam Định. Giấy phép số 01/GP-STTTT cấp ngày 31/01/2019
Địa chỉ: 325 Đường Trường Chinh - TP. Nam Định. Điện thoại: (0228) 3849381
Bộ phận cấp phiếu Lý lịch tư pháp: 0228.3636606; Phòng Công chứng số 1: 0228.3528096
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản: 0228.3836335; Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước: 0228.3526669 
Designed by VNPT Nam Định
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang