Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Hỏi đáp pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đấu giá tài sản
Lượt xem: 1216
 

Ngày 15 tháng 7 năm 2020, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2020 và thay thế Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ.

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây:

- Bổ trợ tư pháp, bao gồm: luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại; thừa phát lại;

- Hành chính tư pháp, bao gồm: hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; lý lịch tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế về pháp luật; trợ giúp pháp lý; đăng ký biện pháp bảo đảm; trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

- Hôn nhân và gia đình;

- Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tình huống 1. Chị Trần Thị Hải Yến huyện Ý Yên có hỏi: pháp luật quy định hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 21 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã:

Hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên thì bị xử lý như  sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

- Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 2. Chị Phan Thanh Thủy huyện Vụ Bản có hỏi: Hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 21 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

- Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 3. Chị Vũ Thị Kim Lan huyện Giao Thủy có hỏi: Hành vi khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1, khoản 3 Điều 21 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 4. Anh Lê Bá Toàn huyện Hải Hậu có hỏi: Hành vi khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản; thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, cấp lại giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1, khoản 3 Điều 21 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản; thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, cấp lại giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 5. Chị Vũ Lan Anh huyện Nam Trực có hỏi: Đấu giá viên không đeo thẻ đấu giá viên khi điều hành cuộc đấu giá tài sản bị xử lý như nào?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có quy định:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đeo thẻ đấu giá viên khi điều hành cuộc đấu giá tài sản.

Tình huống 6. Anh Nguyễn Huy Mạnh huyện Ý Yên có hỏi: Đấu giá viên có hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 2, khoản 8, khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên có hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

- Tịch thu tang vật là chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 7. Chị Nguyễn Thị Hường huyện Hải Hậu có hỏi: Đấu giá viên biết mà không yêu cầu người tập sự hành nghề đấu giá do mình hướng dẫn chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật về đấu giá tài sản trong quá trình tập sự tại tổ chức đấu giá tài sản đó thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo Khoản 2 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên biết mà không yêu cầu người tập sự hành nghề đấu giá do mình hướng dẫn chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật về đấu giá tài sản trong quá trình tập sự tại tổ chức đấu giá tài sản đó thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Tình huống 8. Anh Trần Văn Nam huyện Vụ Bản có hỏi: Đấu giá viên có hành vi không dừng cuộc đấu giá khi có đề nghị của người có tài sản về việc đấu giá viên có hành vi thông đồng, móc nối để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 3, khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên có hành vi không dừng cuộc đấu giá khi có đề nghị của người có tài sản về việc đấu giá viên có hành vi thông đồng, móc nối để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 9. Chị Hoàng Thị Đào huyện Giao Thủy có hỏi: Đấu giá viên không dừng cuộc đấu giá khi có đề nghị của người có tài sản về việc người tham gia đấu giá có hành vi thông đồng, móc nối để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản; cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá; đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản thì bị xử phạt như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3 và khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên không dừng cuộc đấu giá khi có đề nghị của người có tài sản về việc người tham gia đấu giá có hành vi thông đồng, móc nối để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản; cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá; đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 10. Anh Đỗ Tuấn Anh huyện Hải Hậu có hỏi: Đấu giá viên không truất quyền tham dự cuộc đấu giá khi người tham gia đấu giá có hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá; thông đồng, móc nối để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản; cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá; đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản sẽ bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3, khoản 8 và khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên không truất quyền tham dự cuộc đấu giá khi người tham gia đấu giá có hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá; thông đồng, móc nối để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản; cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá; đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản sẽ bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 03 tháng đến 06 tháng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 11. Anh Nguyễn Văn Hưởng huyện Xuân Trường có hỏi: Đấu giá viên không truất quyền tham dự cuộc đấu giá khi người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả hoặc người chấp nhận giá rút lại giá đã chấp nhận trước khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3, khoản 8 và khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên không truất quyền tham dự cuộc đấu giá khi người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả hoặc người chấp nhận giá rút lại giá đã chấp nhận trước khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 03 tháng đến 06 tháng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 12. Chị Vũ Thị Sơn Trà thành phố Nam Định có hỏi: Đấu giá viên không trực tiếp điều hành cuộc đấu giá nhưng vẫn ký biên bản đấu giá thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3, khoản 8 và khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên không trực tiếp điều hành cuộc đấu giá nhưng vẫn ký biên bản đấu giá thì bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 03 tháng đến 06 tháng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 13. Anh Phạm Quốc Đạt huyện Trực Ninh có hỏi: Đấu giá viên có hành vi hạn chế người tham gia đấu giá trong quá trình tham gia đấu giá thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3, khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên có hành vi hạn chế người tham gia đấu giá trong quá trình tham gia đấu giá thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công trong trường hợp làm sai lệch kết quả đấu giá

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục để đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công trong trường hợp làm sai lệch kết quả đấu giá

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 14. Hỏi: Chị Nguyễn Thị Hoa huyện Nam Trực có hỏi: Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá không đúng hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo quy chế cuộc đấu giá đã ban hành thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3, khoản 8  và khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá không đúng hình thức đấu giá, phương thức đấu giá theo quy chế cuộc đấu giá đã ban hành thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 03 tháng đến 06 tháng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công trong trường hợp làm sai lệch kết quả đấu giá

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục để đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công trong trường hợp làm sai lệch kết quả đấu giá

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 15. Anh Mai Đức Trọng huyện Ý Yên có hỏi: Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá trong trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá không đúng quy định thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3, khoản 8 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá trong trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá không đúng quy định thì sẽ bị xử lý như sau:

- Bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 06 tháng đến 09 tháng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 16. Anh Hoàng Hiệp huyện Mỹ Lộc có hỏi: đấu giá viên tự xác định bước giá hoặc điều hành cuộc đấu giá không theo bước giá đã công bố thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Khoản 3 và Khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên tự xác định bước giá hoặc điều hành cuộc đấu giá không theo bước giá đã công bố thì bị xử lý như sau:

- Bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 17. Chị Trần Thị Luyến huyện Xuân Trường có hỏi: đấu giá viên hành vi cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên để hành nghề đấu giá thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 4, khoản 8 và khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên hành vi cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá, thẻ đấu giá viên để hành nghề đấu giá thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 03 tháng đến 06 tháng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 18. Chị Trần Thị Thúy huyện Hải Hậu có hỏi: Hành vi sử dụng thẻ đấu giá viên của người khác để điều hành cuộc đấu giá thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 5 và khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi sử dụng thẻ đấu giá viên của người khác để điều hành cuộc đấu giá thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 19. Anh Hoàng Trọng Duy thành phố Nam Định có hỏi: Người không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 5 và khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Người không phải là đấu giá viên mà điều hành cuộc đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục để đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định

Tình huống 20. Chị Lưu Thị Huyền huyện Giao Thủy có hỏi: Hành vi công bố không đúng người trúng đấu giá thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 5 và khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi công bố không đúng người trúng đấu giá thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục để đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định

Tình huống 21. Anh Trần Văn Quang huyện Ý Yên có hỏi: Hành vi công bố không đúng giá do người tham gia đấu giá trả thì xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 5 và khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi công bố không đúng giá do người tham gia đấu giá trả thì xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định

Tình huống 22. Chị Trần Thị Hồng huyện Trực Ninh có hỏi: Đấu giá viên có hành vi điều hành cuộc đấu giá cho tổ chức không phải là tổ chức đấu giá mà mình đã đăng ký hành nghề hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng hoặc hội đồng đấu giá tài sản thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 6, khoản 8, khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên có hành vi điều hành cuộc đấu giá cho tổ chức không phải là tổ chức đấu giá mà mình đã đăng ký hành nghề hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng hoặc hội đồng đấu giá tài sản thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng

- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 06 tháng đến 09 tháng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 23. Anh Nguyễn Ngọc Anh huyện Ý Yên có hỏi: Hành vi lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 6, khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 24. Chị Trần Thị Hà huyện Giao Thủy có hỏi: Đấu giá viên bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 09 tháng đến 12 tháng khi có hành vi nào?

Trả lời:

Theo khoản 7 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 09 tháng đến 12 tháng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lập danh sách khống về người đăng ký tham gia đấu giá hoặc lập hồ sơ khống hoặc lập hồ sơ giả tham gia đấu giá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động đấu giá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Đồng thời hành nghề tại 02 tổ chức đấu giá tài sản trở lên hoặc kiêm nhiệm hành nghề công chứng hoặc thừa phát lại;

d) Cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản tham gia cuộc đấu giá.

Tình huống 25. Anh Đỗ Thanh Hải thành phố Nam Định hỏi: Đấu giá viên có hành vi lập danh sách khống về người đăng ký tham gia đấu giá hoặc lập hồ sơ khống hoặc lập hồ sơ giả tham gia đấu giá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 7, khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấi giá viên có hành vi lập danh sách khống về người đăng ký tham gia đấu giá hoặc lập hồ sơ khống hoặc lập hồ sơ giả tham gia đấu giá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như sau:

- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 09 tháng đến 12 tháng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu là tài sản công trong trường hợp người tham gia đấu giá trong danh sách khống, hồ sơ khống, hồ sơ giả là người trúng đấu giá

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục để đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công và trong trường hợp người tham gia đấu giá trong danh sách khống, hồ sơ khống, hồ sơ giả là người trúng đấu giá

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 26. Anh Đinh Quang Trường huyện Mỹ Lộc có hỏi: Đấu giá viên có hành vi thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động đấu giá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 7, khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên có hành vi thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động đấu giá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như sau:

- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 09 tháng đến 12 tháng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu là tài sản công trong trường hợp làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục để đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công và trong trường hợp làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 27. Chị Nguyễn Thị Ngát huyện Hải Hậu có hỏi: Đấu giá viên có hành vi đồng thời hành nghề tại 02 tổ chức đấu giá tài sản trở lên hoặc kiêm nhiệm hành nghề công chứng hoặc thừa phát lại sẽ bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 7, khoản 9 Điều 22 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên có hành vi đồng thời hành nghề tại 02 tổ chức đấu giá tài sản trở lên hoặc kiêm nhiệm hành nghề công chứng hoặc thừa phát lại sẽ bị xử lý như sau:

- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 09 tháng đến 12 tháng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 28. Anh Nguyễn Hoài Nam thành phố Nam Định có hỏi: Đấu giá viên có hành vi cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản tham gia cuộc đấu giá sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 7, khoản 9 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đấu giá viên có hành vi cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản tham gia cuộc đấu giá sẽ bị xử lý như sau:

- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá từ 09 tháng đến 12 tháng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu là tài sản công trong trường hợp người không đủ điều kiện tham gia đấu giá là người trúng đấu giá

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục để đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công và trong trường hợp người không đủ điều kiện tham gia đấu giá là người trúng đấu giá

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 29. Anh Hoàng Văn Hữu huyện Vụ Bản có hỏi: Hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 1, khoản 5 Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá sẽ bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công đối với hành vi vi phạm nêu trên nếu người thực hiện hành vi vi phạm là người trúng đấu giá

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét việc hủy kết quả đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công khi có hành vi vi phạm nêu trên.

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 30. Anh Đặng Văn Quyết huyện Mỹ Lộc có hỏi: Hành vi cản trở hoạt động đấu giá; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi cản trở hoạt động đấu giá; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá thì sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Tình huống 31. Chị Mai Thị Hồng Hoa huyện Trực Ninh có hỏi: Hành vi không trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá hoặc không ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi không trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá hoặc không ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Tình huống 32. Anh Trần Văn Tuân huyện Ý Yên có hỏi: Hành vi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc thành lập hội đồng đấu giá tài sản khi chưa có giá khởi điểm, trừ trường hợp tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá hoặc pháp luật có quy định khác thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc thành lập hội đồng đấu giá tài sản khi chưa có giá khởi điểm, trừ trường hợp tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá hoặc pháp luật có quy định khác thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Tình huống 33. Anh Lương Xuân Trường huyện Xuân Trường có hỏi: Hành vi không thông báo công khai hoặc thông báo không đúng quy định trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi không thông báo công khai hoặc thông báo không đúng quy định trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Tình huống 34. Chị Trần Thị Mai Quỳnh huyện Nam Trực có hỏi: Hành vi đưa thông tin không đúng về tài sản đấu giá nhằm mục đích trục lợi thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi đưa thông tin không đúng về tài sản đấu giá nhằm mục đích trục lợi thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Tình huống 35. Anh Bùi Văn Hợp huyện Giao Thủy có hỏi: Hành vi đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 1, khoản 5 Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 36. Chị Đặng Mai Hiên huyện Hải Hậu có hỏi: hành vi thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động đấu giá tài sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 2, khoản 5 Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động đấu giá tài sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét việc hủy kết quả đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 37. Anh Trần Văn Phúc huyện Xuân Trường có hỏi: Hành vi không bán đấu giá đối với tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 3 Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi không bán đấu giá đối với tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Tình huống 38. Chị Lê Thị Huệ huyện Trực Ninh có hỏi: Hành vi đấu giá đối với tài sản chưa được phép giao dịch theo quy định của pháp luật thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi đấu giá đối với tài sản chưa được phép giao dịch theo quy định của pháp luật thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét việc hủy kết quả đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 39. Anh Hoàng Duy Tiến huyện Nghĩa Hưng có hỏi: hành vi thực hiện cuộc đấu giá khi không có chức năng đấu giá tài sản thì xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi thực hiện cuộc đấu giá khi không có chức năng đấu giá tài sản bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét việc hủy kết quả đấu giá trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 40. Anh Trần Thanh Bình thành phố Nam Định có hỏi: Tổ chức đấu giá thực hiện không đúng, không đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định thì xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá thực hiện không đúng, không đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Tình huống 41. Chị Đặng Thị Chiến huyện Trực Ninh có hỏi: Tổ chức đấu giá lập, quản lý, sử dụng sổ, biểu mẫu không đúng quy định thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá lập, quản lý, sử dụng sổ, biểu mẫu không đúng quy định thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Tình huống 42. Anh Vũ Duy Hiến huyện Nam Trực có hỏi: Tổ chức đấu giá gửi giấy đề nghị không đúng thời hạn khi thay đổi về tên gọi, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá gửi giấy đề nghị không đúng thời hạn khi thay đổi về tên gọi, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Tình huống 43. Chị Phạm Thu Thảo huyện Nam Trực có hỏi: Tổ chức đấu giá quy định hình thức đấu giá trong quy chế cuộc đấu giá mà không có thỏa thuận với người có tài sản thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá quy định hình thức đấu giá trong quy chế cuộc đấu giá mà không có thỏa thuận với người có tài sản thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Tình huống 44. Anh Vũ Duy Liêm huyện Ý Yên có hỏi: Tổ chức đấu giá không chuyển hoặc chuyển không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ hồ sơ cuộc đấu giá theo quy định thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá không chuyển hoặc chuyển không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ hồ sơ cuộc đấu giá theo quy định thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Tình huống 45. Chị Đỗ Thị Thương thành phố Nam Định có hỏi: Doanh nghiệp đấu giá không ký hợp đồng lao động với đấu giá viên làm việc tại doanh nghiệp mình, trừ trường hợp đấu giá viên là thành viên sáng lập hoặc tham gia thành lập thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Doanh nghiệp đấu giá không ký hợp đồng lao động với đấu giá viên làm việc tại doanh nghiệp mình, trừ trường hợp đấu giá viên là thành viên sáng lập hoặc tham gia thành lậpthì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Tình huống 46. Anh Nguyễn Xuân Sơn huyện Trực Ninh có hỏi: Tổ chức đấu giá không niêm yết, không công khai thù lao dịch vụ đấu giá tài sản thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá không niêm yết, không công khai thù lao dịch vụ đấu giá tài sản thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Tình huống 47. Chị Lê Thị Hải huyện Ý Yên có hỏi: Tổ chức đấu giá từ chối nhận người tập sự mà không có lý do chính đáng; thông báo, báo cáo về việc nhận tập sự không đúng quy định thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá từ chối nhận người tập sự mà không có lý do chính đáng; thông báo, báo cáo về việc nhận tập sự không đúng quy định thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Tình huống 48. Anh Bùi Văn Hòa huyện Nam Trực có hỏi: Tổ chức đấu giá mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không đầy đủ cho đấu giá viên thuộc tổ chức mình thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không đầy đủ cho đấu giá viên thuộc tổ chức mình thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Tình huống 49. Anh Hoàng Văn Sơn huyện Nghĩa Hưng có hỏi: Tổ chức đấu giá công bố không đúng về số lần, thời hạn, nội dung đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá công bố không đúng về số lần, thời hạn, nội dung đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Tình huống 50. Chị Vũ Thị Vui thành phố Nam Định có hỏi: Tổ chức đấu giá thông báo không đúng thời hạn, hình thức về việc đăng ký hoạt động của chi nhánh hoặc địa chỉ của văn phòng đại diện của doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá thông báo không đúng thời hạn, hình thức về việc đăng ký hoạt động của chi nhánh hoặc địa chỉ của văn phòng đại diện của doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng

Tình huống 51. Anh Đặng Văn Vinh huyện Vụ Bản có hỏi: Tổ chức đấu giá không lập chứng từ hoặc không ghi thông tin trên chứng từ thu tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá không lập chứng từ hoặc không ghi thông tin trên chứng từ thu tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Tình huống 52. Chị Trần Thị Thoa huyện Giao Thủy có hỏi: Tổ chức đấu giá thu tiền đặt trước hoặc trả lại tiền đặt trước không đúng quy định thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 2, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá thu tiền đặt trước hoặc trả lại tiền đặt trước không đúng quy định thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 53. Chị Nguyễn Thị Mười huyện Giao Thủy có hỏi: Tổ chức đấu giá không bảo quản hoặc bảo quản không đúng quy định tài sản đấu giá khi được giao thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá không bảo quản hoặc bảo quản không đúng quy định tài sản đấu giá khi được giao thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Tình huống 54. Anh Trần Văn Vũ huyện Nghĩa Hưng có hỏi: Tổ chức đấu giá tài sản sản thực hiện đấu giá tài sản chưa được giám định mà theo quy định của pháp luật thì tài sản này phải được giám định thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 2, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá tài sản sản thực hiện đấu giá tài sản chưa được giám định mà theo quy định của pháp luật thì tài sản này phải được giám định thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 55. Anh Đặng Việt Hoàn huyện Ý Yên có hỏi: Tổ chức đấu giá tài sản không thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức, hoạt động của tổ chức mình thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá tài sản không thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức, hoạt động của tổ chức mình thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Tình huống 56. Chị Nguyễn Thùy Dung huyện Nam Trực có hỏi: Tổ chức đấu giá tài sản không lập, quản lý, sử dụng sổ theo quy định thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá tài sản không lập, quản lý, sử dụng sổ theo quy định thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Tình huống 57. Chị Bùi Khánh An ở thành phố Nam Định có hỏi: Tổ chức đấu giá tài sản không báo cáo danh sách đấu giá viên, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức mình cho Sở Tư pháp thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá tài sản không báo cáo danh sách đấu giá viên, người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức mình cho Sở Tư pháp thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Tình huống 58. Anh Bùi Minh Khang thành phố Nam Định có hỏi: Tổ chức đấu giá không đề nghị cấp thẻ đấu giá viên cho đấu giá viên của tổ chức mình thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá không đề nghị cấp thẻ đấu giá viên cho đấu giá viên của tổ chức mình thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Tình huống 59. Chị Bùi Thị Hồng huyện Vụ Bản có hỏi: Tổ chức đấu giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức mình thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức mình thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Tình huống 60. Chị Bùi Thị Hồng Thắm huyện Giao Thủy có hỏi: Doanh nghiệp đấu giá tài sản không công bố nội dung đăng ký hoạt động, nội dung thay đổi đăng ký hoạt động của doanh nghiệp mình thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Doanh nghiệp đấu giá tài sản không công bố nội dung đăng ký hoạt động, nội dung thay đổi đăng ký hoạt động của doanh nghiệp mình thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Tình huống 61. Chị Bùi Thị Phương huyện Vụ Bản có hỏi: Doanh nghiệp đấu giá tài sản không thông báo về đăng ký hoạt động của chi nhánh hoặc địa chỉ của văn phòng đại diện của doanh nghiệp mình thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Doanh nghiệp đấu giá tài sản không thông báo về đăng ký hoạt động của chi nhánh hoặc địa chỉ của văn phòng đại diện của doanh nghiệp mình thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Tình huống 62. Anh Nguyễn Huy Hoàng huyện Ý Yên có hỏi: Doanh nghiệp đấu giá tài sản hoạt động không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp mình thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 2, khoản 6 và khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Doanh nghiệp đấu giá tài sản hoạt động không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp mình thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 63. Anh Trần Hải Nam huyện Nghĩa Hưng có hỏi: Doanh nghiệp đấu giá tài sản không đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động về tên gọi, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mình thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Doanh nghiệp đấu giá tài sản không đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động về tên gọi, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mình thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Tình huống 64. Chị Đỗ Thị Hải Yến huyện Mỹ Lộc có hỏi: Hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 2, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Doanh nghiệp đấu giá tài sản có hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Tịch thu tang vật là giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định

Tình huống 65. Chị Tống Thị Lan Anh huyện Nam Trực có hỏi: Tổ chức đấu giá đề nghị Sở Tư pháp cấp thẻ đấu giá viên cho đấu giá viên không làm việc tại tổ chức mình thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá đề nghị Sở Tư pháp cấp thẻ đấu giá viên cho đấu giá viên không làm việc tại tổ chức mình thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Tình huống 66. Chị Hoàng Yến thành phố Nam Định có hỏi: Tổ chức đấu giá không lập biên bản đấu giá tại cuộc đấu giá; lập biên bản nhưng không chi tiết hoặc không chính xác diễn biến của cuộc đấu giá hoặc thiếu chữ ký của một trong các thành phần theo quy định hoặc không được đóng dấu của tổ chức đấu giá hoặc để người không tham dự cuộc đấu giá ký biên bản đấu giá thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá không lập biên bản đấu giá tại cuộc đấu giá; lập biên bản nhưng không chi tiết hoặc không chính xác diễn biến của cuộc đấu giá hoặc thiếu chữ ký của một trong các thành phần theo quy định hoặc không được đóng dấu của tổ chức đấu giá hoặc để người không tham dự cuộc đấu giá ký biên bản đấu giá thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Tình huống 67. Anh Trần Văn Lâm huyện Hải Hậu có hỏi: Tổ chức đấu giá thu không đúng mức tiền bán hồ sơ tham gia đấu giá thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 2, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá thu không đúng mức tiền bán hồ sơ tham gia đấu giá thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 68. Anh Trần Quyết Thắng huyện Hải Hậu có hỏi: Tổ chức đấu giá tiến hành cuộc đấu giá mà không có thông báo bằng văn bản của người có tài sản đấu giá về bước giá, trừ trường hợp người có tài sản không quyết định bước giá thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá tiến hành cuộc đấu giá mà không có thông báo bằng văn bản của người có tài sản đấu giá về bước giá, trừ trường hợp người có tài sản không quyết định bước giá thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Tình huống 69. Chị Nguyễn Thị Loan huyện Nghĩa Hưng có hỏi: Hành vi niêm yết hoặc thông báo công khai đấu giá không đúng quy định thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 3 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi niêm yết hoặc thông báo công khai đấu giá không đúng quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Tình huống 70. Anh Bùi Văn Cường huyện Vụ Bản có hỏi: Hành vi bán hoặc tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá không đúng quy định thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi bán hoặc tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá không đúng quy định thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công và dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công trong trường hợp dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá

Tình huống 71. Chị Vũ Lan Hương huyện Nghĩa Hưng có hỏi: Hành vi niêm yết, thông báo công khai khi thay đổi nội dung đấu giá đã niêm yết, thông báo công khai không đúng quy định thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 3 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi niêm yết, thông báo công khai khi thay đổi nội dung đấu giá đã niêm yết, thông báo công khai không đúng quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Tình huống 72. Chị Vũ Thị Hoài huyện Giao Thủy có hỏi: Hành vi ban hành quy chế cuộc đấu giá không đúng hoặc không đầy đủ các nội dung chính theo quy định hoặc không thông báo công khai quy chế cuộc đấu giá thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 3 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi ban hành quy chế cuộc đấu giá không đúng hoặc không đầy đủ các nội dung chính theo quy định hoặc không thông báo công khai quy chế cuộc đấu giá thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Tình huống 73. Chị Trần Thị Thu Hà thành phố Nam Định có hỏi: Tổ chức đấu giá đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá ngoài các điều kiện đăng ký tham gia đấu giá theo quy định thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 3 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá đặt thêm các yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá ngoài các điều kiện đăng ký tham gia đấu giá theo quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Tình huống 74. Chị Nguyễn Thị Liên huyện Giao Thủy có hỏi: Tổ chức đấu giá không kiểm tra thông tin về quyền được bán tài sản do người có tài sản cung cấp dẫn đến việc đấu giá đối với tài sản không được phép bán hoặc tài sản chưa đủ điều kiện đấu giá theo quy định thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá không kiểm tra thông tin về quyền được bán tài sản do người có tài sản cung cấp dẫn đến việc đấu giá đối với tài sản không được phép bán hoặc tài sản chưa đủ điều kiện đấu giá theo quy định thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công trong trường hợp dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá

Tình huống 75. Anh Đỗ Hoài Nam huyện Trực Ninh có hỏi: Tổ chức đấu giá tài sản không thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá những thông tin cần thiết có liên quan đến giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 3 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá tài sản không thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá những thông tin cần thiết có liên quan đến giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Tình huống 76. Anh Vũ Tuấn Anh huyện Trực Ninh có hỏi: Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá không đúng thời gian, địa điểm hoặc không liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá tài sản tổ chức cuộc đấu giá không đúng thời gian, địa điểm hoặc không liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo, trừ trường hợp bất khả kháng thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công trong trường hợp dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá

Tình huống 77. Chị Mai Thị Hiền thành phố Nam Định có hỏi: Tổ chức đấu giá cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá tham gia cuộc đấu giá thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá cho phép người không đủ điều kiện tham gia đấu giá tham gia cuộc đấu giá thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công trong trường hợp người không đủ điều kiện tham gia đấu giá hoặc không được đăng ký tham gia đấu giá là người trúng đấu giá

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 78. Chị Lương Thu Trang thành phố Nam Định có hỏi: Tổ chức đấu giá nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác ngoài khoản thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá theo quy định hoặc chi phí dịch vụ khác đã thỏa thuận thì xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 3, khoản 6 và khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác ngoài khoản thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá theo quy định hoặc chi phí dịch vụ khác đã thỏa thuận thì xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 79. Anh Vũ Văn Ninh huyện Nam Trực có hỏi: Tổ chức đấu giá tài sản thực hiện không đúng quy định về việc xem tài sản đấu giá thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Theo khoản 3 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá tài sản thực hiện không đúng quy định về việc xem tài sản đấu giá thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Tình huống 80.  Chị Nguyễn Hoài Thương huyện Mỹ Lộc có hỏi: Hành vi không lập biên bản đấu giá thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi không lập biên bản đấu giá thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm  

Tình huống 81. Chị Trần Thị Lụa huyện Mỹ Lộc có hỏi: Hành vi cho người không được đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà tham gia đấu giá thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi cho người không được đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà tham gia đấu giá thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công trong trường hợp người không đủ điều kiện tham gia đấu giá hoặc không được đăng ký tham gia đấu giá là người trúng đấu giá

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 82. Anh Nguyễn Văn Thuận huyện Vụ Bản có hỏi: Hành vi tổ chức cuộc đấu giá không đúng hình thức, phương thức đấu giá theo quy chế cuộc đấu giá thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi tổ chức cuộc đấu giá không đúng hình thức, phương thức đấu giá theo quy chế cuộc đấu giá thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công và hành vi vi phạm dẫn đến làm sai lệch kết quả đấu giá

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 83: Chị Hoàng Thị Phương huyện Trực Ninh có hỏi: Hành vi thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 84. Chị Phạm Thị Trang huyện Trực Ninh có hỏi: Hành vi hạn chế việc xem tài sản hoặc mẫu tài sản đấu giá hoặc giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và tài liệu liên quan đến tài sản đấu giá thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 4, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi hạn chế việc xem tài sản hoặc mẫu tài sản đấu giá hoặc giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và tài liệu liên quan đến tài sản đấu giá thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 85. Anh Hoàng Tuấn Trình huyện Mỹ Lộc có hỏi: hành vi không niêm yết hoặc không thông báo công khai việc đấu giá tài sản, việc thay đổi nội dung đấu giá đã được niêm yết, thông báo công khai thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi không niêm yết hoặc không thông báo công khai việc đấu giá tài sản, việc thay đổi nội dung đấu giá đã được niêm yết, thông báo công khai thì bị xử như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

Tình huống 86. Anh Phạm Văn Kiên huyện Ý Yên có hỏi: Hành vi không tổ chức để người tham gia đấu giá được xem tài sản hoặc mẫu tài sản đấu giá hoặc giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và tài liệu liên quan đến tài sản đấu giá thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi không tổ chức để người tham gia đấu giá được xem tài sản hoặc mẫu tài sản đấu giá hoặc giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và tài liệu liên quan đến tài sản đấu giá thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

Tình huống 87. Anh Phan Văn Minh huyện Ý Yên có hỏi: Hành vi để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 88. Anh Vũ Văn Hiệp huyện Ý Yên có hỏi: Hành vi cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 89. Anh Trần Văn Quang huyện Trực Ninh có hỏi: Hành vi không ban hành quy chế cuộc đấu giá cho từng cuộc đấu giá thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi không ban hành quy chế cuộc đấu giá cho từng cuộc đấu giá thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

Tình huống 90. Anh Lê Văn Chiến huyện Trực Ninh có hỏi: Hành vi cử người không phải là đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi cử người không phải là đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

Tình huống 91. Anh Nguyễn Văn Dương thành phố Nam Định có hỏi: Tổ chức đấu giá có hành vi cho cá nhân, tổ chức khác tiến hành hoạt động đấu giá dưới danh nghĩa của tổ chức mình thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Tổ chức đấu giá có hành vi cho cá nhân, tổ chức khác tiến hành hoạt động đấu giá dưới danh nghĩa của tổ chức mình thì bị xử lý như sau:

  - Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

          - Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 92. Chị Lê Thị Hiền huyện Nam Trực có hỏi: Hành vi sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá và các khoản tiền liên quan khác không đúng quy định thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá và các khoản tiên liên quan khác không đúng quy định thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 93: Chị Nguyễn Thị Vân huyện Hải Hậu có hỏi: Hành vi thực hiện đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá không đúng quy định thì bị xử lý như nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi thực hiện đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá không đúng quy định thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 94: Chị Lê Thị Hồng huyện Hải Hậu có hỏi: Hành vi đấu giá theo thủ tục rút gọn không đúng quy định thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi đấu giá theo thủ tục rút gọn không đúng quy định thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

Tình huống 95. Anh Tống Văn Thiện huyện Nam Trực có hỏi: Hành vi lập biên bản ghi nhận người trúng đấu giá không phải là người trả giá cao nhất trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên hoặc người chấp nhận giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 24 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hành vi lập biên bản ghi nhận người trúng đấu giá không phải là người trả giá cao nhất trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên hoặc người chấp nhận giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống thì bị xử lý như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

- Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng

- Hủy kết quả đấu giá tài sản nếu tài sản đấu giá là tài sản công

- Buộc tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các thủ tục đề nghị hủy kết quả đấu giá theo quy định trong trường hợp đấu giá tài sản không phải là tài sản công

Tình huống 96. Anh Hoàng Văn Giang huyện Giao Thủy có hỏi: Viên chức Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính không? và nếu có thì có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm nào?

Trả lời:

Theo Điều 82 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã: Viên chức Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 23 Nghị định này.

Điều 23 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định hành vi vi phạm quy định của người tham gia đấu giá, người có tài sản đấu giá và người khác có liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;

b) Cản trở hoạt động đấu giá; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá;

c) Không trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá hoặc không ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;

d) Ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc thành lập hội đồng đấu giá tài sản khi chưa có giá khởi điểm, trừ trường hợp tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá hoặc pháp luật có quy định khác;

đ) Không thông báo công khai hoặc thông báo không đúng quy định trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản;

e) Đưa thông tin không đúng về tài sản đấu giá nhằm mục đích trục lợi;

g) Thỏa thuận trái pháp luật với cá nhân, tổ chức có liên quan trong hoạt động đấu giá tài sản làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba, trừ trường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản này, các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

h) Đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động đấu giá tài sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không bán đấu giá đối với tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá;

b) Đấu giá đối với tài sản chưa được phép giao dịch theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện cuộc đấu giá khi không có chức năng đấu giá tài sản.

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Cơ quan thiết lập Trang TTĐT: Sở Tư pháp tỉnh Nam Định. Giấy phép số 01/GP-STTTT cấp ngày 31/01/2019
Địa chỉ: 325 Đường Trường Chinh - TP. Nam Định. Điện thoại: (0228) 3849381
Bộ phận cấp phiếu Lý lịch tư pháp: 0228.3636606; Phòng Công chứng số 1: 0228.3528096
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản: 0228.3836335; Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước: 0228.3526669 
Designed by VNPT Nam Định
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang