Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC; CÔNG NGHỆ THÔNG TIN; PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH CHO ĐỐI TƯỢNG LÀ THANH, THIẾU NIÊN
Lượt xem: 772

PHẦN I.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

 

Câu 1. Trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 vừa qua, trên mạng xã hội xôn xao thông tin: “Đề thi môn Toán bị một thí sinh lén dùng điện thoại chụp lại rồi gửi ra bên ngoài phòng thi để nhờ người thân giải hộ những câu chưa giải được trong khi thời gian làm bài thi vẫn chưa kết thúc. Vậy hành vi trên bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Hành vi dùng điện thoại chụp đề thi và gửi ra bên ngoài phòng thi để nhờ người thân giải hộ được coi là hành vi gian lận trong thi cử và bị pháp luật nghiêm cấm, cụ thể theo Điều 22 Luật Giáo dục 2019 có quy định:

“Điều 22. Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục:

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.

2. Xuyên tạc nội dung giáo dục.

3. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

4. Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.

5. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

6. Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật”

Ngoài ra, đối với hành vi này, điểm a, khoản 3, điều 14 của nghị định 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định: “3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;”

Bên cạnh đó, theo điểm n, khoản 4 điều 14; khoản 3 điều 54 quy chế thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh không được mang bất cứ điện thoại hay dụng cụ nào có thể truyền được tín hiệu, hình ảnh ra ngoài. Trong trường hợp bị phát hiện, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi ngay lập tức.

 

 Câu 2. Trong thời gian qua có nhiều bài báo phản ánh hiện tượng một số em học sinh có học lực yếu vẫn được lên lớp. Vậy Giáo viên có hành vi cố ý sửa bài thi của học sinh từ điểm kèm thành điểm trung bình để học sinh được lên lớp có bị xử lý không?

Trả lời:

Hành vi cố ý sửa bài thi của học sinh từ điểm kém thành điểm trung bình bị coi là hành vi gian lận trong thi cử và bị pháp luật nghiêm cấm, cụ thể theo Điều 22 Luật Giáo dục 2019 có quy định:

“Điều 22. Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục:

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.

2. Xuyên tạc nội dung giáo dục.

3. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

4. Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.

5. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

6. Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật”

Ngoài ra, đối với hành vi này, điểm c, khoản 3, điểm b khoản 5 Điều 14 của nghị định 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định:

3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo các mức phạt sau:

c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

b) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

Bên cạnh đó, căn cứ vào mức độ, tính chất thì có thể bị xử lý mang tính nội bộ như: khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ giảng dạy có thời hạn…

 

Câu 3. Hành vi nhắc bài cho thí sinh trong phòng thi và trong thời gian đang làm bài thi có bị xử lý không?

Trả lời:

Hành vi nhắc bài cho thí sinh trong phòng thi và đang trong thời gian làm bì thi bị coi là hành vi gian lận trong thi cử và bị pháp luật nghiêm cấm, cụ thể theo Điều 22 Luật Giáo dục 2019 có quy định:

“Điều 22. Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục:

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.

2. Xuyên tạc nội dung giáo dục.

3. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

4. Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.

5. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

6. Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật”

Theo điểm b, khoản 3 Điều 14 của nghị định 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định:

3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo các mức phạt sau:

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;

 

Câu 4. Hành vi đánh giá sai kết quả học tập của học sinh bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 15 của Nghị định 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định:

Điều 15. vi phạm quy định về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tổ chức kiểm tra, đánh giá lại kết quả của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, hành vi đánh giá sai kết quả học tập của học sinh bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tổ chức đánh giá lại kết quả học tập của người học.

 

Câu 5. Hiện nay, trong xu thế hội nhập và phát triển, nhiều gia đình có điều kiện về kinh tế luôn tìm kiếm cơ hội để con em mình đi du học từ rất sớm. Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đã tìm đủ mọi cách để thu hút, lôi kéo người có nhu cầu du học, thậm chí công khai không đúng thông tin liên quan đến cơ sở giáo dục nước ngoài, chương trình giáo dục của cơ sở giáo dục nước ngoài… để người có nhu cầu đi du học đăng ký du học. Vậy hành vi trên có bị xử lý không?

Trả lời:

Hành vi công khai không đúng thông tin liên quan đến cơ sở giáo dục nước ngoài, chương trình giáo dục của cơ sở giáo dục nước ngoài… để người có nhu cầu đi du học đăng ký du học sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, bị đình chỉ hoạt động tư vấn du học từ 03 tháng đến 06 tháng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính thông tin sai sự thật và buộc trả lại số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại đối với hành vi vi phạm theo điểm b khoản 1, khoản 5, điểm a, c khoản 6 Điều 16 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

“Điều 16. Vi phạm quy định hoạt động tư vấn du học

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b) Công khai không đúng sự thật về tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; thông tin liên quan đến cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc tình trạng kiểm định hoặc công nhận chất lượng của cơ sở giáo dục nước ngoài, chương trình giáo dục cho người có nhu cầu đi du học;

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động tư vấn du học từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2, khoản 3 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Buộc trả lại số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và các điểm a, b khoản 3 Điều này.

 

Câu 6. Hành vi vi phạm quy định về tiếp nhận học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Hành vi vi phạm quy định về tiếp nhận học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài bị xử lý theo Điều 18 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định:

“Điều 18. Vi phạm quy định về tiếp nhận học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tuyển học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn 50% tổng số học sinh học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Câu 7. Xã hội phát triển, việc liên kết giáo dục, đào tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước với nước ngoài là xu hướng mới đang được ủng hộ. Vậy các hành vi vi phạm quy định về thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo với nước ngoài bị lý như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì hành vi vi phạm quy về thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo với nước ngoài thì tùy vào tính chất, mức độ có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động liên kết giáo dục, liên kết đào tạo từ 06 tháng đến 12 tháng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lãi kinh phí đã thu cho người học… cụ thể:

“Điều 19. Vi phạm quy định về thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo với nước ngoài

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không đảm bảo một trong các điều kiện thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo;

b) Gian lận để được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện liên kết giáo dục, liên kết đào tạo.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức giảng dạy chương trình liên kết giáo dục, liên kết đào tạo không đúng nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi liên kết giáo dục, liên kết đào tạo khi đã hết thời hạn quy định trong quyết định phê duyệt, quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết nhưng không được gia hạn, điều chỉnh.

4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Liên kết giáo dục hoặc liên kết đào tạo khi chưa có văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền;

b) Thực hiện tự chủ liên kết đào tạo khi chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động liên kết giáo dục, liên kết đào tạo từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lãi kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

 

Câu 8. Hiện nay nhiều trường mần non quốc tế đã được cấp phép giảng dạy chương trình giáo dục của nước ngoài nhưng lại thực hiện hành vi giảng dạy không đúng với chương trình đã ghi trong hồ sơ cấp phép. Hành vi trên bị xử lý như thế nào?

 Trả lời:

Theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi giảng dạy chương trình giáo dục của nước ngoài không đúng theo chương trình trong hồ sơ cấp phép sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động giáo dục từ 06 tháng đến 12 tháng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đổi, cụ thể:

“Điều 11. Vi phạm quy định về thời lượng, nội dung, chương trình giáo dục

8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi giảng dạy chương trình giáo dục của nước ngoài không đúng theo chương trình trong hồ sơ cấp phép. Đình chỉ hoạt động giáo dục từ 06 tháng đến 12 tháng

9. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động giáo dục từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 7 và 8 Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

d) Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 7 và 8 Điều này.

 

Câu 9. Trong thời gian qua, trên mạng internet lan truyền clip có hình ảnh một nam học sinh tát cô giáo trên bục giảng. Theo thông cáo báo chí do UBND Quận Ba Đình cung cấp thì sự việc xảy ra trong tiết học Toán lớp 8 tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội), em học sinh có hành vi văng tục với cô giáo và tát cô giáo. Hành vi của Nam học sinh sẽ bị xử lý như thế nào?

 Trả lời:

Hành vi học sinh văng tục và tát cô giáo trên bục giảng bị coi là hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo và bị pháp luật nghiêm cấm, cụ thể theo Điều 22 Luật Giáo dục 2019 có quy định:

“Điều 22. Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục:

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.

2. Xuyên tạc nội dung giáo dục.

3. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

4. Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.

5. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

6. Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật”

Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định thì tùy tính chất mức độ vi phạm mà hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai. Cụ thể:

Điều 26. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục; vi phạm quy định về chính sách đối với nhà giáo

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai.

Tuy nhiên theo quy định tại khoản 68 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 (sửa đổi khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2021) quy định: “Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.”

Do đó hành vi của Nam học sinh trên không áp dụng dụng hình phạt tiền nhưng vẫn yêu cầu thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc công khai xin lỗi người bị xúc phạm là cô giáo dạy môn Toán.

Ngoài ra học sinh đó còn bị xem xét kỷ luật theo một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 38 Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, Trường trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học, cụ thể:

“Điều 38. Khen thưởng và kỷ luật

2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.”

 

Câu 10. Hành vi vi phạm quy định về quản lý hồ sơ người học bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 27, Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, hành vi vi phạm quy định về quản lý hồ sơ người học bị xử lý như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Để xảy ra việc sửa chữa hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc đánh giá kết quả học tập của người học;

b) Lập hồ sơ quản lý người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành;

c) Vi phạm quy định về lưu trữ, bảo quản hồ sơ của người học.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thu, giữ hồ sơ, giấy tờ của người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc trả lại hồ sơ, giấy tờ của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

 

Câu 11. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học bị pháp luật nghiêm cấm, cụ thể Điều 22 Luật Giáo dục 2019 có quy định:

“Điều 22. Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục:

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.

2. Xuyên tạc nội dung giáo dục.

3. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

4. Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.

5. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

6. Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật”

Theo Điều 28, Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đên 10.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm, cụ thể:

“Điều 28. Vi phạm quy định về kỷ luật người học; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học; vi phạm quy định về chính sách đối với người học

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

b) Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.

 

Câu 12. Từ năm 2014 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số... Vậy, hành vi vi phạm quy định về phổ cập giáo dục bị xử lý như thế nào?

 Trả lời:

Theo Điều 29, Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì hành vi vi phạm quy định về phổ cập giáo dục bị xử lý như sau:

“Điều 29. Vi phạm quy định về phổ cập giáo dục

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi xúi giục không đi học hoặc xúi giục bỏ học đối với người học các cấp học phổ cập.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập

 

Câu 13. Để tránh hiện tượng “lạm thu” nhất là thời điểm đầu năm học 2021-2022, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua 02 Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 17/7/2021 về kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 24/2018/Q-HĐND ngày 08/12/2018 của HĐND tỉnh Nam Định đến hết năm học 2021-2022 và số 17/2021/NQ-HĐND ngày 17/7/2021 Quy định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong cơ sở giáo dục công lập do tỉnh Nam Định quản lý. Vậy, hành vi vi phạm quy định về thu, chi tài chính của cơ sở giáo dục sẽ bị xử lý như thế nào?

 Trả lời:

Theo Điều 32, Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì hành vi vi phạm quy định về thu, chi tài chính của cơ sở giáo dục bị xử lý như sau:

“Điều 32. Vi phạm quy định về thu, chi tài chính của cơ sở giáo dục

1. Vi phạm quy định về chi không đúng quy định đối với các khoản chi thực hiện kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thu các khoản không đúng quy định của cấp có thẩm quyền;

b) Chi không đúng quy định của cấp có thẩm quyền đối với các khoản chi không thuộc ngân sách nhà nước.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu số tiền thu được do thực hiện hành vi vi phạm mà có để sung vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này trong trường hợp không thể thực hiện được biện pháp khắc phục hậu quả trả lại số tiền đã thu.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền đã chi sai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

 

Câu 14. Cùng với đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp được coi là một trong hai yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học. Vậy, hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng hoặc bảo đảm điều kiện an toàn về cơ sở vật chất trường, lớp học sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 33, Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục thì hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng hoặc bảo đảm điều kiện an toàn về cơ sở vật chất trường, lớp học bị xử lý như sau:

“Điều 33. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng hoặc bảo đảm điều kiện an toàn về cơ sở vật chất trường, lớp học

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện an toàn về cơ sở vật chất trường, lớp học theo các quy định pháp luật hiện hành về tiêu chuẩn cơ sở vật chất của trường, lớp học.

2. Phạt tiền đối với hành vi không bảo đảm tỷ lệ người học trên giảng viên hoặc tỷ lệ diện tích sàn xây dựng trên người học theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục có tỷ lệ người học trên giảng viên vượt từ 50% đến 100% định mức quy định hoặc tỷ lệ diện tích sàn xây dựng trên người học chỉ đạt từ 50% đến 90% định mức quy định;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục có tỷ lệ người học trên giảng viên vượt từ 100% định mức quy định trở lên hoặc tỷ lệ diện tích sàn xây dựng trên người học chỉ đạt dưới 50% định mức quy định.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động tuyển sinh từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đảm bảo điều kiện an toàn về cơ sở vật chất trường, lớp học đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

 

PHẦN II.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 

Câu 15. Thời gian vừa qua, ở nhiều địa phương trong cả nước đã xảy ra những câu chuyện đau lòng khi nhiều trẻ em học làm theo các video, clip trên mạng YouTube, trong đó có trò "học tự tử" theo thử thách Momo. Đã có những trường hợp bị ngạt, bị thương tật và nhiều trẻ đã tử vong trước khi được cấp cứu. Vậy việc không có biện pháp ngăn ngừa trẻ em truy nhập thông tin không có lợi trên môi trường mạng khi cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin hoặc không có dấu hiệu cảnh báo đối với sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin mang nội dung không có lợi cho trẻ em bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 77 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 (bãi bỏ Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì hành vi không có biện pháp ngăn ngừa trẻ em truy nhập thông tin không có lợi trên môi trường mạng khi cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin hoặc không có dấu hiệu cảnh báo đối với sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin mang nội dung không có lợi cho trẻ em có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cụ thể như sau:

“Điều 77. Vi phạm quy định về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và hỗ trợ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không có biện pháp ngăn ngừa trẻ em truy nhập thông tin không có lợi trên môi trường mạng khi cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin;

b) Không có dấu hiệu cảnh báo đối với sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin mang nội dung không có lợi cho trẻ em.

 

Câu 16. Các hành vi vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng bị xử lý như thế nào?

 Trả lời:

Theo Điều 80 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 (bãi bỏ Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì hành vi vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng bị xử lý như sau:

“Điều 80. Vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số hoặc thay đổi tham số cài đặt thiết bị số hoặc thu thập thông tin của người khác;

b) Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng;

c) Cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin;

d) Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường hợp pháp luật cho phép;

đ) Làm mất an toàn, bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”

 

Câu 17. Các hành vi vi phạm quy định về sử dụng mạng nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 81 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 (bãi bỏ Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì hành vi vi phạm quy định về sử dụng mạng nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như sau:

Điều 81. Vi phạm quy định về sử dụng mạng nhằm chiếm đoạt tài sản

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng các phương tiện giao tiếp trực tuyến trên mạng Internet, mạng viễn thông nhằm chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân có trị giá dưới 2.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản có trị giá dưới 2.000.000 đồng;

b) Thiết lập hệ thống, cung cấp dịch vụ chuyển cuộc gọi quốc tế thành cuộc gọi trong nước phục vụ cho mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản có trị giá dưới 2.000.000 đồng;

c) Trộm cắp hoặc sử dụng trái phép thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt, gây thiệt hại tài sản hoặc để thanh toán hàng hóa, dịch vụ có trị giá dưới 2.000.000 đồng.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”

 

Câu 18. Các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội và hành vi cung cấp, chia sẻ những thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt như thế nào?

  Trả lời:

Theo Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 (bãi bỏ Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội bị xử lý như sau:

“Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”

 

Câu 19. Hành vi không đăng ký thông tin cá nhân khi chơi game có bị xử phạt không?

  Trả lời:

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng thì quyền và nghĩa vụ của người chơi được quy định như sau:

“Điều 37. Quyền và nghĩa vụ của người chơi

Người chơi có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Được chơi các trò chơi điện tử trừ các trò chơi điện tử bị cấm theo quy định của pháp Luật;

2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định này;

3. Lựa chọn trò chơi điện tử phù hợp với độ tuổi của mình;

4. Không được lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp Luật;

5. Thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông;

6. Chấp hành quy định về quản lý giờ chơi, quy định về thời gian hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;

7. Được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bảo đảm quyền lợi theo quy tắc của trò chơi điện tử và quy tắc giải quyết khiếu nại, tranh chấp được công bố trên trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.”

Tại Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-BTTTT ngày 29/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết  về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng thì thông tin cá nhân người chơi được quy định như sau:

“Điều 6. Thông tin cá nhân người chơi

1. Khi tạo tài khoản sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử G1, người chơi phải cung cấp những thông tin cá nhân sau đây:

a) Họ và tên;

b) Ngày, tháng, năm sinh;

c) Địa chỉ đăng ký thường trú;

d) Số Chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;

đ) Số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp người chơi dưới 14 (mười bốn) tuổi và chưa có Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp của người chơi quyết định việc đăng ký thông tin cá nhân của mình để thể hiện sự đồng ý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký đó.

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 phải lưu giữ các thông tin cá nhân người chơi trong suốt quá trình người chơi sử dụng dịch vụ và trong 06 (sáu) tháng sau khi người chơi ngừng sử dụng dịch vụ; doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử G1 phải triển khai hệ thống thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ sẵn sàng kết nối với cơ sở dữ liệu chứng minh nhân dân hoặc hệ thống mã số cá nhân quốc gia theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để xác thực thông tin của người chơi.”

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 106 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 (bãi bỏ Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện vi phạm quy định về người chơi được quy định như sau:

 Điều 106. Vi phạm quy định về người chơi

: “1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký không đúng thông tin cá nhân khi chơi các trò chơi điện tử G1

2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quy định về quản lý giờ chơi tại điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia;

b) Mua, bán vật phẩm ảo hoặc đơn vị ảo hoặc điểm thưởng.

Do đó người chơi khi tham gia chơi game bắt buộc phải đăng ký thông tin cá nhân, tuy nhiên chỉ áp dụng với trò chơi G1 (trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông hệ thống máy chủ trò chơi).

 

PHẦN III.

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

 

Câu 20. Hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy bị xử lý như sau:

“Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, vận chuyển hoặc chiếm đoạt chất ma túy trái phép;

b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;

c) Sản xuất, mua, bán những dụng cụ sử dụng chất ma túy trái quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Người chủ hoặc người có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, các phương tiện giao thông và các nơi khác để cho người khác lợi dụng sử dụng chất ma túy trong khu vực, phương tiện mình quản lý;

b) Môi giới, giúp đỡ, tạo điều kiện hoặc bằng các hình thức khác giúp cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy;

c) Chuyển chất ma túy, chất hướng thần hoặc các chất ma túy khác cho người không được phép cất giữ, sử dụng.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cung cấp trái pháp luật địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy;

b) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh các chất có chứa chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;

c) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất ma túy;

d) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, tiền chất ma túy;

đ) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, tiền chất ma túy;

e) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này.

7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Câu 21. Hành vi đánh bạc trái phép bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi đánh bạc trái phép bị xử lý như sau:

“Điều 26. Hành vi đánh bạc trái phép

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Che giấu việc đánh bạc trái phép.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

a) Làm chủ lô, đề;

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Câu 22. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình bị xử lý như sau:

“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

 

Câu 23. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 50 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình bị xử lý như sau:

Điều 50. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.”

 

Câu 23. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 51 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình bị xử lý như sau:

“Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.”

 

Câu 24. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 52 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý bị xử lý như sau:

“Điều 52. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;

b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;

c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;

b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này.

 

Câu 25. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 53 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau bị xử lý như sau:

“Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

 

Câu 26. Hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 54 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng bị xử lý như sau:

“Điều 54. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.

2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

 

Câu 27. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ bị xử lý như sau:

“Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.

2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.

 

Câu 28. Hành vi bạo lực về kinh tế bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 56 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi bạo lực về kinh tế bị xử lý như sau:

“Điều 56. Hành vi bạo lực về kinh tế

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;

b) Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;

c) Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.”

 

Câu 29. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 57 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ bị xử lý như sau:

“Điều 57. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

 

Câu 30. Hành vi bạo lực đối với người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 58 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi bạo lực đối với người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình bị xử lý như sau:

“Điều 58. Hành vi bạo lực đối với người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đe dọa người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình;

b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hành hung người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình;

b) Đập phá, hủy hoại tài sản của người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

b) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

 

Câu 31. Hành vi cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 59 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như sau:

“Điều 59. Hành vi cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cưỡng bức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

Điều 60. Hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình và cản trở việc ngăn chặn, báo tin, xử lý hành vi bạo lực gia đình

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng;

b) Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền;

c) Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cản trở việc xử lý hành vi bạo lực gia đình.

 

Câu 32. Hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 61 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình bị xử lý như sau:

“Điều 61. Hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình.”

 

Câu 33. Hành vi vi phạm quy định về tiết lộ thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 62 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi vi phạm quy định về tiết lộ thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình bị xử lý như sau:

“Điều 62. Vi phạm quy định về tiết lộ thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với nhân viên y tế, nhân viên tư vấn trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình có một trong những hành vi sau đây:

1. Tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực gia đình mà không được sự đồng ý của nạn nhân hoặc người giám hộ của nạn nhân làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân.

2. Cố ý tiết lộ hoặc tạo điều kiện cho người có hành vi bạo lực biết nơi tạm lánh của nạn nhân bạo lực gia đình.

 

Câu 34. Hành vi lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 63 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi bị xử lý như sau:

“Điều 63. Hành vi lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đòi tiền của nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân sau khi có hành động giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình;

b) Yêu cầu thanh toán chi phí sinh hoạt của nạn nhân ở địa chỉ tin cậy tại cộng đồng;

c) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân bạo lực gia đình để yêu cầu họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Thành lập cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình để hoạt động trục lợi;

b) Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều này.”

 

Câu 35. Hành vi vi phạm quy định về quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 65 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi vi phạm quy định về quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã bị xử lý như sau:

“Điều 65. Vi phạm quy định về quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cố tình tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian thi hành quyết định cấm tiếp xúc;

b) Sử dụng điện thoại, phương tiện thông tin khác để đe dọa, chửi bới, xúc phạm nạn nhân bạo lực gia đình.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.”

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Cơ quan thiết lập Trang TTĐT: Sở Tư pháp tỉnh Nam Định. Giấy phép số 01/GP-STTTT cấp ngày 31/01/2019
Địa chỉ: 325 Đường Trường Chinh - TP. Nam Định. Điện thoại: (0228) 3849381
Bộ phận cấp phiếu Lý lịch tư pháp: 0228.3636606; Phòng Công chứng số 1: 0228.3528096
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản: 0228.3836335; Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước: 0228.3526669 
Designed by VNPT Nam Định
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang